Nắm được sự khác biệt về phong cách quản lý của các "sếp" ở các quốc gia sẽ giúp mỗi cá nhân tương tác, giao tiếp hiệu quả hơn và ít nhiều có lợi thế hơn khi làm việc.
Để giúp độc giả có thêm một góc nhìn từ người trong cuộc, LeLa Journal đã có một cuộc trò chuyện với anh Phạm Quốc Vương Minh, người có nhiều kinh nghiệm làm việc với các bậc quản lý khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu trao đổi về văn hóa làm việc của các sếp đến từ Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước đang đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam.
Anh Phạm Quốc Vương Minh tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý học tại trường Đại học KHXH&NV TP.HCM và tốt nghiệp Thạc sĩ Xã hội học tại Đại học Korea Polytechnic Hàn Quốc. Hiện anh đang công tác ở một quỹ đầu tư quốc tế với vị trí quản lý chi nhánh Việt Nam. Trong khoảng hơn 3 năm (từ 2021 đến nay), anh Vương Minh đã làm việc cùng với nhiều quản lý ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. |
Điểm khác biệt đầu tiên mà tôi nhận thấy về văn hóa doanh nghiệp của 3 quốc gia trên là cách thức tổ chức cuộc họp khi có vấn đề xảy ra. Cụ thể, tại Mỹ, cuộc thảo luận sẽ diễn ra ở các cấp bậc khác nhau (giữa các quản lý hoặc các vị trí điều hành). Sau đó, nhóm quản lý sẽ tóm gọn ý chính với ban điều hành để ra quyết định cuối cùng. Còn ở Trung Quốc, sau khi thảo luận và trao đổi với các quản lý, ban điều hành sẽ đưa ra phương án giải quyết vấn đề cho công ty. Ở Hàn Quốc thì khác đi một chút, vị trí điều hành và các quản lý sẽ họp cùng nhau, sau đó sẽ là các cuộc thảo luận giữa ban điều hành và những vị trí then chốt trong công ty để đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo những gì tôi quan sát, cách xử lý vấn đề ở các quốc gia cũng khác biệt, nó có thể có những ưu nhược điểm khác nhau tùy vào những người làm việc cùng họ nữa. Nhưng với tôi, các sếp đến từ Mỹ sẽ xử lý vấn đề cặn kẽ theo góc nhìn lý tính, dựa vào các dữ liệu và báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, trong các chủ đề quan trọng, điều này thường tốn khá nhiều thời gian và còn phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của ban điều hành.
Ở Trung Quốc, các vấn đề được xử lý và phản hồi nhanh dựa vào kinh nghiệm quản lý và chuyên môn của những cá nhân trong vị trí điều hành. Dù vậy, điều này có thể dẫn tới các quyết định thiên về cảm tính. Còn các quản lý người Hàn Quốc thường sẽ ưu tiên những phương án mới lạ, đậm tính sáng tạo.
Thường thì các vấn đề sẽ được xử lý và giải quyết tốt nhất có thể trong khả năng của ban điều hành, bất kể là theo phương án nào. Mặc dù cách xử lý "độc lạ" này dễ bị xa rời thực tế, không theo sát mục tiêu ban đầu và có tính mạo hiểm cao nhưng được quản lý theo chiều hướng tốt, bởi quan trọng là nó thúc đẩy và phát huy tính sáng tạo/đổi mới của nhân viên.
Với tôi, có lẽ là người Thổ Nhĩ Kỳ. Phong cách làm việc của họ thật sự đậm chất nghệ sĩ.
Trong công việc, họ thường lấy ví dụ hoặc trích dẫn nguồn từ các tài liệu văn học, nghệ thuật. Họ đặc biệt quan tâm và dành thời gian để thảo luận thêm về các chủ đề này với đối tác (khi có cơ hội phù hợp) dù nó không mấy liên quan đến chuyên môn. Khi họp với họ, tôi thường thấy thời gian sẽ kéo dài ra vì những lý do này, nhưng điều đó không khiến họ bận tâm. Làm việc với người Thổ Nhĩ Kỳ, nếu bạn cũng yêu thích văn học, thơ ca, tôn giáo thì chắc hẳn hiệu quả công việc sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Hợp đồng cũng vì thế mà được chốt... mau lẹ hơn.
Theo tôi quan sát, các quản lý cấp cao từ Mỹ chủ yếu sử dụng "phong cách đồng thuận" để điều hành công ty. Tức là họ sẽ cố gắng tạo ra một môi trường mà ý kiến của mọi người đều được lắng nghe, đánh giá. Khi làm việc, họ cũng thường khuyến khích nhân viên thảo luận, đẩy mạnh sự đa dạng quan điểm và tham khảo góc nhìn từ mỗi thành viên trong nhóm.
Ngoài ra, việc tập trung vào mục tiêu và đổi mới cũng mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như sếp thường khuyến khích nhóm làm việc tập trung vào mục tiêu dài hạn và thúc đẩy sự đổi mới, luôn không ngừng học hỏi và tìm kiếm cách làm tốt hơn. Đồng thời, cách lãnh đạo ở Mỹ cũng đề cao đến động lực của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, nơi mọi người được khích lệ để chia sẻ ý kiến và ý tưởng.
Các quản lý ở Trung Quốc thường áp dụng phong cách lãnh đạo theo mô hình tập đoàn. Cụ thể hơn, sếp thường có xu hướng tập trung vào mục tiêu lớn của tổ chức, có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề xảy ra. Họ tập trung vào kết quả, đặt nặng mức độ hoàn thành công việc và hiệu suất cá nhân, hiệu suất nhóm.
Như vậy, có thể thấy các quản lý ở Trung Quốc sẽ khuyến khích tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh, nhân viên được đánh giá dựa trên thành tích cá nhân và kết quả công việc. Họ sẵn sàng đề xuất thêm các phần thưởng ngoài quy định để động viên nhân viên làm việc hết năng suất.
Khác với hai quốc gia trên, các sếp người Hàn Quốc quản lý đội nhóm theo "phong cách gia đình".
Các sếp đến từ Hàn Quốc thường coi nhân viên như một phần của gia đình và tạo ra một môi trường làm việc gần gũi, đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, qua đó tạo sự ổn định và niềm tin trong nhóm làm việc. Với phương châm tập trung vào mối quan hệ và tinh thần đồng đội, sếp thường khuyến khích sự hợp tác và cùng nhau làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.
Thêm vào đó, các quản lý người Hàn Quốc cũng đề cao kỷ luật và cam kết, nhằm tạo ra môi trường làm việc nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trên thực tế hoặc thông qua phim ảnh, khi mà giữa những các nhân viên trong công ty có phân chia thứ bậc rõ ràng. Họ sử dụng kính ngữ thường xuyên với cấp trên và phân chia vai vế rõ ràng giữa tiền bối và hậu bối. Cách ứng xử với nhau phụ thuộc vào tuổi tác và thâm niên trong công việc chứ không phải là năng lực chuyên môn.
Thách thức về giao tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ và phong cách giao tiếp có thể dẫn đến hiểu nhầm và mất thông tin quan trọng. Đồng thời, cách diễn đạt ý kiến, phản hồi không rõ ràng có thể gây ra xung đột hoặc hiểu lầm. Phong cách và quan điểm lãnh đạo khác nhau giữa các nước cũng có thể khiến một số người không quen. Ngoài ra, sự khác biệt văn hóa có thể tạo ra khoảng cách trong việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề.
Đừng ngần ngại mà hãy mạnh dạn, bởi sự tự tin nói lên được nhiều điều!
Theo quan sát của tôi, nhiều người Việt Nam thường cảm thấy tự ti hoặc rụt rè khi làm việc với các sếp nước ngoài, thế nhưng việc này không cần thiết. Đồng ý là khi cấp trên hoặc đồng nghiệp là người nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm hơn mình thì việc lắng nghe, tiếp thu là điều nên làm. Tuy nhiên, đó không nên là lý do để chúng ta quên đi rằng bản thân mình cũng có năng lực chuyên môn nhất định, vì ít nhất chúng ta đã được tuyển dụng cho vị trí này.
Vậy nên, theo tôi các bạn không nên ngần ngại đóng góp quan điểm và nêu ý kiến cá nhân. Điều này không chỉ cho thấy một thái độ làm việc tích cực mà còn đang chứng tỏ sự tự tin, năng nổ và quyết tâm với công việc của mình. Đây mới chính là thứ mà tất cả các nền văn hóa đều đánh giá cao.
Với tôi, khi làm việc trong môi trường văn hóa đa dạng, có ba điều cần tránh như sau:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về LeLa Talk?
Kinh doanh, khởi nghiệp, kinh nghiệm sống và những cuộc trò chuyện truyền cảm hứng.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ những bài viết thú vị