Không dừng lại ở việc trị liệu thể chất, bộ môn yoga còn là công cụ hữu ích xây dựng sức mạnh nội tại cho mỗi con người. Càng luyện tập lâu dài, những biến chuyển tích cực của cơ thể trên tấm thảm yoga sẽ biểu hiện sang cả các hoạt động thường nhật như cách ta đi đứng, trò chuyện. LeLa Journal đã có cuộc trò chuyện cùng Brian - sáng lập viên của cộng đồng Yoga with Brian - để hiểu thêm về các cách tiếp cận yoga hiệu quả, cũng như tìm ra 6 bài tập thư giãn thích hợp cho những người bận rộn có thể cải thiện phẩm chất đời sống tốt hơn.
Trong bài viết này, Brian đã chia sẻ với LeLa Journal những quan điểm của anh về yoga, đồng thời hướng dẫn cho độc giả thực hiện 6 bài tập thư giãn tốt nhất có thể luyện tập hằng ngày, đặc biệt là với những người bận rộn, thường xuyên ngồi lâu một chỗ khi làm việc.
Nội dung nổi bật trong cách dạy của Brian là các bài tập trị liệu đau cổ vai gáy và gia tăng chiều cao, kết hợp một số chủ đề chuyên sâu về tâm linh như thiền và chánh niệm. Anh cho biết: “Thông thường, giáo viên chỉ hướng dẫn cho học viên làm đúng tư thế, hít thở thế nào, nhưng tôi lại muốn kết hợp thêm nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như cần hướng mắt đến điểm nào vì mắt là thứ giúp mình cố định tâm, hoặc hướng dẫn các kỹ năng thở chuyên sâu hơn như: thở luân phiên, thở lửa, thở cơ lõi… Những bài thở này thực sự là những điều cốt yếu nhất của văn hóa yoga”.
Đối với anh, tập yoga cũng giống như bất kỳ công việc nào khác. Càng luyện tập nhiều, sự tự động hóa trong cơ thể càng diễn ra nhanh hơn, điều đó thể hiện rõ nét qua việc tập thở. Hơi thở mang tính hướng dẫn cho động tác. Trong một bài yoga, mỗi một lần hít vào thở ra tương ứng với một chuyển động đi lên hoặc đi xuống.
Nếu là người mới, chỉ cần hít vào bình thường và chú ý không nín thở. Sau 3-4 tháng, các bạn sẽ thấy hơi thở đi cùng với động tác của mình một cách rất tự nhiên mà không phải cố gắng hay gượng ép. Khi tập nâng cao từ 6 tháng đến 1 năm, giáo viên sẽ bắt đầu hướng dẫn các bài tập thở. Những bài tập này chỉ đơn thuần là ngồi và thở, với các phương pháp như thở luân phiên thì lấy tay che từng lỗ mũi trái phải, thở lửa thì thực hiện 90-120 nhịp thở/phút (tương tự kiểu thở dốc năng lượng ra). Trong những ngày lạnh có thể thực hiện thở lửa để cơ thể ấm hơn, trong những ngày nóng thì thực hiện thở hổ để cơ thể mát dịu. Đây đều là những kỹ năng của các bậc thầy Ấn Độ về yoga từ ngày xưa, luyện tập càng sâu sẽ có thêm nhiều bài tập mới.
“Nhưng điều quan trọng nhất là sau một năm luyện tập, sự biến chuyển không chỉ diễn ra trên thảm yoga, nghĩa là bạn không chỉ thấy mình tập được các động tác nâng cao hơn, mà sự biến chuyển sẽ xảy ra trong đời thường, như khi uống cà phê, đi làm hay đi dạo. Bạn sẽ thấy hơi thở của mình nhẹ nhàng hơn, chậm hơn. Khi hơi thở chậm hơn, bạn suy nghĩ sáng suốt hơn, nhịp tim bình ổn lại và cảm nhận năng lượng tích cực hơn. Đó là những biến chuyển chắc chắn sẽ có ở những người tập yoga”
Đa số người Việt đều dành nhiều thời gian làm việc tại văn phòng và thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu. Những áp lực từ cuộc sống văn phòng là nguyên nhân lớn khiến họ bị đau cổ vai gáy. Vì cũng từng là nhân viên văn phòng nên Brian hiểu và thiết kế được những bài tập có liên quan, giúp nhiều người cảm thấy thoải mái, dễ chịu và đặc biệt ngủ ngon hơn. Ngoài loại bài tập này, mọi người cũng rất thích những bài phát triển chiều cao vì nó giúp họ điều chỉnh tư thế. Khi đã điều chỉnh được tư thế đúng, chiều cao của một người bình thường sẽ có thể tăng thêm một chút.
Brian chia sẻ: “Ngoài việc được vận động đổ mồ hôi, các cơ bắp được giãn ra, người tập cũng có thể quay trở về bên trong, tìm lại hơi thở của mình. Khi quan sát được những căng thẳng đó bắt nguồn từ đâu thì mới tìm cách thả lỏng và buông bỏ. Buông bỏ trên cơ thể trước, buông bỏ trên tâm trí diễn ra sau, từ đó tìm thấy sự an bình bên trong”.
Trong đợt dịch COVID-19 vừa rồi, Brian nhận thấy các kênh dạy yoga nói chung đều có sự tăng đột biến về lượt view. Lúc đó cũng là thời điểm để nhiều người sống chậm, soi xét lại nội tâm cũng như dành nhiều thời gian kiên nhẫn luyện tập, từ đó đã xây dựng và trau dồi được sức mạnh nội tại của mình.
“Khi nhịp sống trở nên hối hả, chúng ta cần phải có sức mạnh nội tại - thứ xây dựng được từ quá trình đào bới bên trong, thông qua việc sống chậm trong một khoảng thời gian dài. Xã hội vận hành trở lại, mọi người có cơ hội quay về với những hoạt động mình yêu thích, nhưng giờ đây nó đã mang một lăng kính mới, với nguồn năng lượng mới. Họ sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn với một tâm trí bình an hơn, có sức mạnh để đạt được các thành công mới”.
Một số người nghĩ rằng việc luyện tập sẽ tốt hơn nếu có một môi trường tập hoàn hảo. Nhưng Brian tin rằng chúng ta không cần lý tưởng hóa điều kiện tập luyện vì: “Khi mình gắn với những điều kiện cần phải có, mình hay có tâm chấp trước và cảm thấy bực khi những điều đó không diễn ra theo đúng ý mình. Một người thầy về yoga tên Patanjali đã nói rằng, mỗi ngày chúng ta chỉ cần lên thảm tập theo sức mình 3-4 động tác. Miễn sao mỗi ngày đều có mặt trên thảm, đều quan sát hơi thở và luyện tập, đó mới là điều quan trọng”.
Theo Brian, những nguyên tắc cơ bản về vệ sinh và không gian cần phải để ý có thể bao gồm: không gian tập không mùi, không bụi, không có côn trùng hay động vật xung quanh vì nó sẽ quấy rối mình, nên có cửa sổ nhỏ để gió lùa vào. Tập ở đâu mà mình có thể yên tĩnh, tập trung, không bị lay chuyển và chỉ cần trang phục mỏng, thoáng mát cùng một tấm thảm tập.
Ngoài chuyện đơn giản hóa việc tập, Brian cũng tin rằng những người tập yoga hiện nay cần cân nhắc kỹ về mức độ luyện tập thích hợp. Anh nhận định: “Không nên luyện tập một cách mù quáng. Điều đó dẫn đến một số người cố gắng làm những động tác khó nhưng không hiểu về nó và không biết mục tiêu, lợi ích sức khỏe là gì. Tư thế, tay chân đặt sai chỗ sẽ dễ bị chấn thương hoặc căng giãn quá mức. Luyện tập lúc nào cũng cần hiểu cơ thể mình, nghĩa là cần sự quan sát bên trong, lắng nghe cơ thể. Kể cả luyện tập trực tiếp hay online thì người thầy cao nhất và tốt nhất vẫn là người thầy bên trong - người giúp bạn quan sát bản thân và hiểu tiếng nói bên trong của mình”.
Để biết đâu là giới hạn, chúng ta có thể áp dụng quy tắc 80% trong yoga, tức chỉ tập và di chuyển đến 80% ngưỡng (trước khi đau). Brian cho rằng, tập luyện lâu dài và bền vững sẽ quan trọng hơn việc tập để đạt được mức độ cao nhưng bỏ qua an toàn sức khỏe.
“Nếu bạn gập 100%, bạn sẽ thấy rất đau. Lúc đó chỉ nên dừng lại ở mức 80-90% của biên độ đó, trước ngưỡng đau. Tập 1 tuần với mức 90%, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu là tôi muốn đạt mức biên độ cao hơn và nó tự động có những sự điều chỉnh cơ bắp cùng xương khớp bên trong, giúp cơ thể giãn ra, 1-2 tuần sau đó bạn sẽ thấy mình đạt được biên độ đầy đủ. Đây cũng là một cách luyện tập bền vững, có sự lắng nghe cơ thể và cho nó thời gian để thích ứng với những thay đổi đột ngột bên ngoài”
Cuối cùng, mỗi người nên tìm những khóa học có chỉ dạy thêm về lý thuyết, bên cạnh phần thực hành, như vậy họ sẽ hiểu tại sao mình nên làm động tác đó. Đặc biệt là tìm hiểu thêm về cơ thể học, về bản chất hơi thở, tìm hiểu kỹ lý thuyết trước khi thực hành.
Dưới đây, huấn luyện viên Brian sẽ hướng dẫn cho chúng ta 6 tư thế yoga thư giãn tốt nhất, giúp giảm đáng kể việc đau cổ vai gáy và thư giãn hiệu quả sau những căng thẳng hằng ngày.
Công dụng:
Cách thực hiện:
Công dụng:
Cách thực hiện:
Công dụng:
Cách thực hiện:
Công dụng:
Cách thực hiện:
Công dụng:
Cách thực hiện:
Công dụng:
Cách thực hiện:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về LeLa Talk?
Kinh doanh, khởi nghiệp, kinh nghiệm sống và những cuộc trò chuyện truyền cảm hứng.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ những bài viết thú vị