Từ những khó khăn trong gia đình buộc anh phải rời ghế giảng đường đại học ngay từ năm nhất cho đến khi trở thành một thợ cắm hoa nổi tiếng, Nguyễn Lê Đôn Vinh luôn tin vào cơ duyên của việc "nghề chọn người". Thế nên trong suốt 10 năm làm nghề, dù thuận lợi hay khó khăn thì anh vẫn giữ nguyên tâm nguyện ban đầu khi đến với công việc này: chỉn chu trong từng lẵng hoa gửi đến khách hàng và luôn tìm thấy niềm vui trong từng tác phẩm mình tạo ra.
Từ khi còn bé, Vinh đã là người mê mẩn cái đẹp, yêu thích nghệ thuật. Hồi đi học, nếu như bạn bè cùng trang lứa dành dụm tiền để mua đồ ăn vặt hoặc đi chơi thì Vinh sẽ gom góp vốn liếng của mình để đi mua tạp chí thời trang. “Con nhà lính nhưng tính nhà quan”, gia đình thì ở quê nhưng mà Vinh mê đồ đẹp lắm. Vinh có dự định lớn lên sẽ học về thời trang, nhưng lại vấp phải sự phản đối từ gia đình. Sau đó, Vinh đã chuyển sang học thiết kế nội thất. Tuy nhiên, khi chưa học hết năm nhất đại học thì gia đình gặp nhiều biến cố nên Vinh đành gác lại chuyện học để đi làm thêm trang trải cuộc sống.
Lúc đó, bản thân cảm thấy mông lung lắm. Mình xin việc hết chỗ này tới chỗ kia, từ phụ việc cho những chương trình thời trang rồi còn nghĩ sẽ rẽ hướng làm về ẩm thực. Tuy nhiên, người trong nghề có nhiều kiến thức, họ nói mình không hiểu. Còn mình chỉ là "tay ngang", nên đi làm khó mà hòa nhập được. Nhưng đúng là “nghề chọn người”, Vinh tình cờ thấy một cửa hàng hoa tuyển dụng nhân viên part-time nên vào xin việc, xong gắn bó với nghề cắm hoa tới tận giờ luôn.
Vinh hiểu tâm lý của người lớn, họ chỉ mong con cái có được một cuộc sống ổn định, đi làm các nghề được xã hội trọng dụng như bác sĩ, kỹ sư. Hồi mười năm trước, trong tâm lý người dân ở vùng quê thì cắm hoa hay thời trang là một cái gì đó lạ lắm vì người ta cho rằng các nghề đó không thể kiếm ra tiền.
Trước đây, khi Vinh lựa chọn ngành thời trang, mình từng có thời gian rất căng thẳng với gia đình. Thậm chí sau đó, Vinh phải dọn ra ngoài ở. Vinh biết lựa chọn lần này cũng sẽ bị cấm cản nên thật lòng không muốn điều đó xảy ra. Rút kinh nghiệm từ lần trước, Vinh không nói gì với ba mẹ cho đến khi công việc Vinh thật sự ổn. Vì khi mình đã độc lập về tài chính, tự lo được cho cuộc sống cá nhân thì mọi thứ nhẹ nhàng đi nhiều lắm, gia đình cũng không tác động thêm nữa.
Câu trả lời chắc là tùy người. Tùy theo mức sống, cách chi tiêu hoặc là sự chăm chỉ của mỗi người mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Chẳng hạn, Vinh có một người quen, chị ấy đi làm giờ hành chính, tối về đón con xong lại bày hoa ra cắm và bán. Làm tất bật từ sáng tới khuya như vậy nên cuộc sống của chị sẽ có phần dư dả. Còn nếu như mình cứ làm hết việc rồi về, không có tính học hỏi, không có chí cầu tiến thì công việc này chỉ đỡ đần phần nào trong cuộc sống, chứ không giàu được đâu.
Như mọi người thấy Vinh hay chia sẻ cuộc sống của mình trên trang cá nhân. Đi ăn, đi chơi, thoải mái mua sắm mà mà không suy nghĩ gì. Cũng có người nói Vinh "coi vậy mà sướng", nhưng không biết được Vinh đã trải qua những gì hay cố gắng đến thế nào ở Sài Gòn trong suốt những năm qua.
Khó khăn thì nhiều lắm. Hồi đó, Vinh ở trong căn phòng trọ ọp ẹp với em gái, chỉ có 20m² thôi. Mình phải chạy vạy từng đồng để nuôi sống bản thân, vừa đi làm, vừa đi học. Vinh cũng xuất phát từ đứa dọn rác, rửa bình và còn không được cho cắm hoa vì "có biết gì đâu mà cắm" nên chuyện phải dãi nắng dầm mưa để chạy việc lặt vặt như đi mua từng cọng hoa, cành lá là bình thường. Có lần, Vinh chạy xe đến chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10) để mua hoa ngay vào mùa mưa, tay vừa cầm hoa vừa cầm lái nên không vững, xém té mấy lần.
Lần đầu tiên tự ra làm riêng và có khách đặt hoa, mình phải mượn tiền bạn bè để đi mua nguyên vật liệu, rồi khi giao hoa xong nhận thù lao thì mới có tiền trả lại. Vinh nhớ lúc đó 6 giờ sáng là phải đi 15 cây số giao hoa từ quận Gò Vấp sang quận 1, nhưng mà lòng mình vui lắm.
Có nhiều đêm, mình ngủ có vài ba tiếng, trời gần sáng mà vẫn xem lại danh sách những thứ cần phải mua, rồi sắp xếp từng chút, để xem mua hàng chỗ nào, vận chuyển ra sao, cắm như thế nào để hợp với phong cách, ý nghĩa mà khách hàng muốn.
Vì muốn có được cuộc sống thoải mái nên mình phải cố gắng. May mắn là Vinh không giữ những điều tiêu cực ở lâu trong lòng. Buồn một chút, rồi thôi. Có những lúc, Vinh cắm ra những bình hoa nhìn cứ sai sai, không hề đẹp mắt, thì Vinh quyết định đi ăn, đi mua cái gì đó, hoặc làm bất cứ những gì bản thân muốn để tâm trạng lắng xuống. Mặc dù mình không thúc ép bản thân phải trở thành con người như thế này thế kia, nhưng Vinh đặt chỉ tiêu là không mắc lại các sai lầm cũ nữa.
Sau khi ổn định tâm trạng, Vinh sẽ bắt tay vào làm lại từ đầu. Bỏ đi một chi tiết, vẫn không đẹp, bỏ thêm một chi tiết nữa, vẫn chưa đẹp, thì lại một lần nữa bỏ ra rồi cắm lại, cho tới khi nào vừa ý thì thôi. Thực hành liên tục như vậy không những khiến cho tay nghề mình nâng cao, còn giúp mình rèn thêm được tính kiên nhẫn nữa.
Lúc mới đi làm ở tiệm hoa, Vinh được một người thầy có tiếng trong giới cắm hoa ở nước ngoài về dạy trực tiếp. Thầy chỉn chu và tận tâm nên mình cũng học hỏi được nhiều. Tuy vậy, do có sự khác nhau về ngôn ngữ, vùng miền và biên độ nhiệt mỗi quốc gia nên kiến thức cũng cần phải chọn lọc, xem cái nào phù hợp với mình thì phát huy, cái nào chưa thì tìm kiếm nguồn thay thế.
Chẳng hạn có lần, Vinh đi Đông Bắc Âu thăm chị gái, thì bên đó không có Ngày Nhà giáo, nếu muốn bày tỏ sự kính trọng đối với thầy cô thì học sinh sẽ mua hoa huệ hoặc hoa cúc để tặng vào ngày khai giảng. Còn ở Việt Nam, những loại hoa đó chỉ dành cho những dịp chia buồn. Văn hóa mỗi quốc gia khác nhau nên sách vở cũng chỉ hỗ trợ khoảng 30% thôi.
Vinh nghĩ trước hết mình phải tôi luyện được gu thẩm mỹ. Đối với Vinh, cắm hoa rất khó, nhưng cái khó nhất là làm sao có thể cảm nhận được hết cái đẹp của nó. Nghĩa là đôi khi mình thấy một điều gì đó rất đẹp, nhưng mà làm thế nào để hiện thực hóa được điều đó? Không phải một sớm một chiều, một năm, hai năm mà được đâu.
Vinh có cơ hội đi nhiều, đến hội nghị hay triển lãm này kia, thấy bình hoa nào xinh, vừa mắt thì phải lén vào coi cách họ phối màu thế nào, kỹ thuật ra sao. Trong cuộc sống hằng ngày, Vinh học từ những người xung quanh, từ nơi mình ở, từ chỗ mình làm. Vì mỗi người đều có "chất" riêng để mình học hỏi. Sau khi học được thì về biến tấu và phát triển sao cho phù hợp với phong cách cá nhân.
Vinh cũng hay đi dạo quanh Sài Gòn, từ con đường bình thường đến những khu vực có kiến trúc đặc biệt, hoặc nhìn những cách phối màu của các bà, các cô trên phố, nếu phù hợp thì Vinh cũng sẽ ghi nhớ lại trong đầu và đem về thử nghiệm.
Thậm chí, ngay cả khi coi về chương trình ẩm thực, màu sắc từ đĩa và thức ăn kết hợp với nhau cũng gợi cho mình ý tưởng. Như một lần Vinh thấy một cô gái nấu ăn, kết hợp từ củ khoai lang màu tím, đậu màu xanh lá, thêm một ít hạt màu nâu thì cho ra thành phẩm rất đẹp. Mình mới liên tưởng ba màu tím, xanh, nâu cũng có thể ứng dụng với hoa.
Mỗi ngày tiếp thu thêm một chút từ mọi điều xung quanh, cách học như vậy giúp Vinh có thêm 70% kiến thức còn lại bên cạnh 30% hiểu biết từ sách vở đã nói ở trên.
Đối với Vinh, thành công thì mình chưa dám nhận, vì nó là cái gì đó to lớn lắm. Vinh chỉ cảm thấy bản thân vui vẻ và hài lòng với hiện tại, mặc dù Vinh vẫn có tham vọng chứ, nhưng suy cho cùng, mục đích Vinh sống giữa cuộc đời này vẫn là đem lại được giá trị đến cho những ai cần mình mà thôi. Vinh chỉ có vài điều nhắn nhủ như thế này:
Thành thật mà nói, Vinh là người linh hoạt trong cách suy nghĩ, nhiều khi lúc này nói như vậy nhưng sau đó lại nảy ra ý tưởng khác. Khách hàng có vô số ý tưởng, mình cũng phải bắt kịp theo, riết rồi hình thành quán tính ưa thay đổi. Nhưng dù làm gì, phát triển ra sao thì quan điểm của trong nghề của Vinh vẫn không thay đổi. Thà ít lợi nhuận một chút nhưng chất lượng sản phẩm tới tay khách hàng chỉn chu, nguyên vẹn. Họ vui vẻ và quay trở lại với mình, đó mới là đều mà Vinh trân trọng.
Nhân tiện, đang mùa Xuân đến Tết về, Vinh muốn gửi tặng độc giả của LeLa Journal một vài hình ảnh các giỏ hoa mà Vinh tâm đắc. Mọi người có thể tham khảo và ứng dụng vào không gian sống để trang hoàng nhà cửa cho những ngày đầu năm mới thêm phần rạng rỡ, tươi vui nhé.
Ảnh: NVCC
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về LeLa Talk?
Kinh doanh, khởi nghiệp, kinh nghiệm sống và những cuộc trò chuyện truyền cảm hứng.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ những bài viết thú vị