Nếu như việc chào hàng xóm có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn thì việc chào nhau ở nơi công sở cũng được các chuyên gia khuyến nghị. Điều gì khiến "lời chào cao hơn mâm cỗ" trở nên quan trọng trong sự nghiệp và công việc của chúng ta? Và chúng ta nên chào nhau như thế nào cho bớt ngượng ngùng, khiên cưỡng?
Hơn một nửa số nhân viên đang muốn rời bỏ công ty - đây là một phát hiện quan trọng trong bản báo cáo của tổ chức Gallup về "Tình trạng nơi làm việc trên toàn cầu năm 2023". Trong đó, báo cáo nhấn mạnh rằng: Trong năm vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ trong thị trường lao động, so với khoảng thời gian đại dịch (1). Bất chấp làn sóng sa thải từ nhiều công ty lớn, thị trường tuyển dụng toàn cầu vẫn vô cùng sôi động, cụ thể như sau:
"51% người lao động cho biết họ đang theo dõi hoặc tích cực tìm kiếm công việc mới" (2).
Đó là chưa kể đến một bộ phận lớn những người đang "quiet quitting" (tức là đang làm việc cầm chừng/âm thầm bỏ cuộc). Đây là một xu hướng sau cuộc "Đại Khủng hoảng Từ nhiệm" (The Great Resignation), khi mà có quá nhiều người rời các công ty và tổ chức. "Quiet quitting" là cách đối phó của người chọn ở lại để tiếp tục với công việc nhưng bằng tâm thế ơ hờ, lãnh đạm.
Thuật ngữ "quiet quitting" này được dùng để chỉ người làm công việc trong phạm vi được trả lương. Họ từ chối các hoạt động ngoài phạm vi được giao, kể cả là các hoạt động ngoại khóa, xã giao, vui chơi sau giờ làm cùng đồng nghiệp, thậm chí là teambuilding (3).
Trong số những lý do khiến nhiều người không hạnh phúc hoặc mất kết nối ở nơi làm việc, những vấn đề về giao tiếp chiếm một phần không nhỏ. Mosen Cohen, chuyên gia cấp cao về kỹ năng đàm phán đã trả lời trên tờ WSJ rằng:
"Những thiếu sót lớn hiện nay trong công việc phải kể đến là mọi người không chịu sống chậm lại, dành thời gian và nỗ lực cũng như sự chân thành để trải lòng gắn kết với mọi người ở công sở" (4).
Theo Mosen Cohen, làm việc ở nhà góp phần khiến cho việc tương tác ở nơi làm việc giảm đi đáng kể. Những cuộc trò chuyện trực tiếp đã nhanh chóng bị thay thế bởi các thông báo email, Slack (một ứng dụng chuyên cho giao tiếp trong công việc)... Điều này càng khiến cho người lao động đi tìm kiếm hình thức giải trí, thư giãn và thoải mái ở những nền tảng mạng xã hội, thay vì thực sự hiện diện nơi công sở.
Vì những lẽ đó, Cohen chia sẻ rằng khách hàng của ông (các nhà quản lý doanh nghiệp) đang có nhu cầu hướng dẫn nhân viên cách... chào nhau ở nơi làm việc.
"Lời chào cao hơn mâm cỗ", liệu có làm tăng hiệu quả công việc hay không?
Lời chào là biểu hiện của lối giao tiếp lịch sự, cũng như đóng góp vào tiến trình xây dựng các mối quan hệ của con người. Đây là lời khẳng định từ nhiều cố vấn ngoại giao và cũng là một nội dung nghiên cứu vào năm 2010 (5). Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cũng đã mở rộng tìm hiểu hành vi này ở các loài linh trưởng, kết quả cho thấy vai trò của lời chào trong việc giữ gìn các mối quan hệ và củng cố địa vị xã hội của sinh vật này (6).
Đó là những bằng chứng về lợi ích của lời chào trong một đời sống xã hội và công sở chính là một phần của xã hội đó.
Hành động chào hỏi tại nơi làm việc có thể tác động đáng kể đến giao tiếp của tổ chức và sức khỏe tinh thần của nhân viên, điều này được thể hiện qua những nghiên cứu sau:
Việc chào "cả làng" vui vẻ đúng là mang lại nhiều lợi ích, nhưng đã bị đời sống hối hả cuốn đi mất.
Ngày nay, một bộ phận nhân viên công sở có thói quen vừa gặp đã lao vào thảo luận công việc, hoặc chỉ chào nhau một cách ậm ừ, qua loa. Với những người hướng nội, họ càng không quen với việc mở lời chào hoặc sau nhiều lần cố gắng vẫy chào mà chẳng thấy có phản hồi tích cực, nỗ lực của họ nhanh chóng bị lãng quên. Trong một bài đăng trên tờ New York Times, một độc giả đã chia sẻ câu chuyện của mình rằng vào buổi sáng, khi cô niềm nở chào đồng nghiệp mà ít được đáp lại, cô sẽ cảm thấy rất kỳ lạ và thậm chí là "tụt mood". Nếu việc này kéo dài tới giữa ngày, cô không còn thấy mặn mà trong việc cố gắng giao tiếp, hòa đồng với tập thể nữa. Cuối cùng, cô ngừng chào hỏi và cảm thấy rất tệ khi mọi người cứ bước qua nhau trong im lặng (10).
Vậy làm sao để chúng ta có thể chào đồng nghiệp một cách tự nhiên, thoải mái khi mà môi trường làm việc vốn đã căng thẳng?
Trong môi trường làm việc, đặc biệt là cơ quan có nhiều phòng, ban, nhân sự thì tình huống như câu chuyện của độc giả New York Times vừa nêu trên là không hiếm gặp. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên như sau:
Ngoài ra, việc chào hỏi nhau không nên bị giới hạn giữa nhân viên và đồng nghiệp cùng cấp. Ngay cả người quản lý cũng cần phải rèn luyện thói quen này, thậm chí là nhiều hơn. Theo các chuyên gia trên Havard Bussines Review, việc thường xuyên dành thời gian để chào hỏi và trò chuyện với nhân viên sẽ tạo nên sự gắn bó. Các chuyên gia còn chia sẻ thêm rằng:
Một trong số những nhân viên của chúng tôi đã kể rằng chỉ cần nghe người quản lý "Chào buổi sáng" hoặc hỏi "Hôm nay khỏe không?", anh ta cũng cảm thấy ý nghĩa như đang được công nhận thành quả lao động (12).
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất rằng chúng ta cần đến văn phòng đúng giờ để chào hỏi nhau vào đầu ngày. Bên cạnh đó, như LeLa Journal đã nhắc tới ở bài trước, nếu chào thành tiếng khó quá thì một cái gật đầu cũng được. Có những khi quá bận rộn hoặc khó xử, chúng ta chỉ cần trao đổi bằng ánh mắt, mỉm cười và gật đầu nhẹ với mọi người. Đây cũng là một "câu chào" đủ ý rồi.
Khi bước vào một môi trường làm việc nhiều người, chúng ta vẫn cần giữ thói quen này thông qua câu chào và giao tiếp bằng mắt với những ai đang phản hồi với mình. Trong trường hợp nơi làm việc không có thói quen chào hỏi, bạn có thể là người khơi dậy văn hóa tích cực và lành mạnh này đấy.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?