Phong cách lãnh đạo độc đoán (autocratic leadership) - khi quyền lực tập trung về một (hoặc một nhóm) người lãnh đạo - đã từng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và các hoạt động kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những ảnh hưởng đến sự phát triển về lâu dài của tổ chức.
Lãnh đạo độc đoán, hay còn là lãnh đạo chuyên quyền (autocratic leadership) là khi quyền lực và khả năng quyết định tập trung chủ yếu vào một người hoặc một nhóm nhỏ duy nhất. Trong môi trường lãnh đạo độc đoán, quyết định được đưa ra mà không có sự tham gia hay đóng góp đáng kể từ các thành viên khác trong tổ chức. Đây chính là lý do mà phong cách này cũng được gọi là lối lãnh đạo chuyên quyền (1).
Các đặc điểm chính của phong cách lãnh đạo độc đoán gồm:
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán gồm:
Tuy nhiên, phong cách này cũng có nhiều nhược điểm như sau:
Một ví dụ tiêu biểu về phong cách lãnh đạo độc đoán là Steve Jobs, nhà sáng lập và CEO của Apple. Trong suốt thời gian ông làm việc tại Apple, Jobs được biết đến với khả năng ra quyết định một cách độc lập và quyết đoán, từ việc thiết kế sản phẩm đến chiến lược tiếp thị. Ông đã đưa ra những quyết định lớn mà không cần tham khảo ý kiến rộng rãi và thường là thách thức những nguyên tắc truyền thống. Mặc dù Jobs có những thành công lớn, nhưng không ai có thể chối bỏ những tranh cãi liên quan đến phong cách lãnh đạo độc đoán của ông.
Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs đã khiến cho các nhà làm phim ở Pixar "sợ" tới mức mời ông ra ngoài trong các cuộc họp "bão não" (brainstorm).
Một ví dụ khác về phong cách lãnh đạo độc đoán là Jeff Bezos, nhà sáng lập và lãnh đạo của Amazon trong nhiều năm. Bezos thường đưa ra những quyết định lớn như mở rộng dịch vụ, đầu tư vào công nghệ mới, đưa ra chiến lược dài hạn... mà ít khi thảo luận với các cấp quản lý cấp cao trong công ty. Dưới sự lãnh đạo của Bezos, Amazon đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới.
Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể làm nhanh chóng đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp, nhưng nó thường phát sinh khó khăn khi vấp phải sự thay đổi và các ý kiến đa dạng trong tổ chức. Nó có thể gây ra sự đối lập và không hài lòng từ phía nhân viên, cản trở họ tiếp tục chấp nhận và cam kết với tổ chức.
Phong cách này thường được sử dụng trong những tình huống và ngữ cảnh cụ thể:
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán cần phải được áp dụng cẩn trọng và đây không phải một giải pháp phù hợp cho mọi tình huống, mọi bộ máy tổ chức...
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?