Giả sử bạn vừa xem quảng cáo của một KOC về một loại phấn nền và thấy thích thú nên đã đặt mua. Khi dùng thử, bạn mới vỡ lẽ ra rằng, màu nền trên da bạn lại không giống với những gì đã quảng cáo, dù bạn thấy tông da (skin tone) của bạn và KOC kia “trông như nhau”. Bạn rơi vào bối rối và nghi ngờ sản phẩm cũng là một điều dễ hiểu, nhưng có lẽ vấn đề không hẳn nằm ở sản phẩm, mà lại chính là tông dưới da (undertone) của bạn.
Khi chọn mua mỹ phẩm, bạn sẽ thấy trên nhãn các sản phẩm thường có các nhãn như "tông ấm", "tông lạnh", "tông trung tính" (neutral). Bạn có thể sẽ nghĩ rằng đây là "tông màu của sản phẩm", hoặc "tông ấm" có nghĩa là dành cho da sáng và ngược lại.
Nhưng không! Đấy là chỉ định của nhãn hàng về tông màu phù hợp với tông da và tông dưới da của bạn – nghĩa là, da bạn thiên về tông lạnh hay nóng, da sáng hay ngăm thì phù hợp với sản phẩm đó.
Sở dĩ bạn rơi vào tình huống như trên đầu bài vì nhầm lẫn giữa tông da (MÀU) và tông dưới da (SẮC) được quy định bởi hàm lượng và sự phân bổ các sắc tố da. Vậy tông da và tông dưới da khác nhau ra sao?
Tông da (skin tone) là màu sắc của lớp ngoài của da, được quyết định chủ yếu bởi lượng melanin trong tầng thượng bì. Màu của da có thể thay đổi từ tông màu nhạt đến đậm, tùy vào bộ gen, thói quen sinh hoạt và mức độ phơi nắng của mỗi người.
Về cơ bản, có 4 nhóm màu da chính và thay đổi theo thang đo màu da Fitzpatrick. Cụ thể:
Trong khi đó, tông dưới da (undertone) là do những sắc tố khác nằm bên dưới lớp biểu bì của da như carotene và hemoglobin quy định những sắc thái và sắc độ khác của da như tông màu nóng lạnh, thiên vàng – hồng hay thiên về xanh – tím.
Khác với tông da (skin tone), tông dưới da (undertone) khó có thể được cải thiện bằng kem dưỡng trắng, kem che khuyết điểm, kem nhuộm nâu.
Nhiều người cho rằng tông dưới da không thay đổi theo độ tuổi (1), (2). Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng tông dưới da cũng biến đổi do tiến trình lão hóa làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất các chất này (3), (4), (5).
Về tông dưới da, có ba nhóm chính:
Đó là lý do sản phẩm trang điểm mà bạn dùng có thể không hợp, không "tiệp" với màu da, hoặc không hiển thị đúng tông màu như trong quảng cáo. Bởi vì bạn đang chọn theo tông da mà bỏ qua các sắc thái và sắc độ của tông dưới da của bản thân.
Theo nghiên cứu của tác giả Janine S. Everett và cộng sự đăng trên tạp chí Clinical Nursing Research, có 4 loại sắc tố ảnh hưởng đến màu sắc (hue) của da, gồm: melanin, carotene, hemoglobin liên kết oxy (oxygenated hemoglobin) và hemoglobin không liên kết oxy (reduced hemoglobin) (6).
Tùy vào kích cỡ phân tử, hình dạng và vị trí phân bổ mà melanin có thể thay đổi đáng kể "độ sáng màu" của da bạn. Melanin càng tập trung gần lớp biểu bì ngoài thì da càng ngăm, sậm hơn. Trong khi đó, carotene cho da sắc tố thiên về tông màu vàng, hemoglobin liên kết oxy cho tông đỏ hồng, hemoglobin không liên kết oxy thiên về tông tím – xanh dương. Bên cạnh đó, tất cả những phân tử và nguyên tử dưới da hấp thụ ánh sáng hay còn gọi là các chromophore đóng vai trò trong việc xác định màu và sắc thái cho làn da.
Như vậy, khi nói rằng da ngăm đen, sẫm hay tối màu hơn, chúng ta chỉ đang đề cập đến tông da (skin tone) dựa trên mức độ tập trung của melanin để xác định "độ sáng/tối" của da, mà lại không tính đến các sắc thái và sắc độ khác trong bánh xe màu sắc.
Tóm lại, để hiểu một cách ngắn gọn, sắc thái và sắc độ của tông dưới da (undertone) được quyết định bởi sự tập trung và phân bổ của các sắc tố carotene và hemoglobin theo hướng ấm, lạnh hoặc trung tính (2). Trong khi đó, tông da (skin tone) sáng hay tối là do mức độ tập trung của melanin.
Một trong những cách phổ biến, đơn giản để phân biệt hai loại tông màu này là dựa trên bảng màu Pantone SkinTone Guide (7), với hơn 100 sắc thái và sắc độ màu (swatch). Song, cũng có ý kiến cho rằng bảng màu Pantone này chưa đại diện hết toàn bộ sự phức tạp và đa dạng về nước da (skin complexion) của con người, vì sự khác nhau về chủng tộc, bộ gen và lối sống cá nhân.
Thế nên, để xác định đúng tông da và tông dưới da cho bản thân, bạn có thể thử những cách thức chuyên biệt sau:
Nếu thấy rõ mạch máu dưới da, bạn có thể dựa vào màu sắc của mạch máu để đoán biết tông dưới da của mình như sau:
Để xác định tông da (skin tone): Nếu da bạn dễ cháy nắng nhưng không sẫm đi, có thể bạn thuộc nhóm da trắng sáng (fair skin). Nếu cháy nắng và sẫm đi đôi chút, có thể bạn thuộc nhóm da sáng (light). Nếu dễ ngăm nhưng ít bị cháy nắng, bạn thuộc nhóm da trung tính (medium), còn nếu da không bao giờ bị cháy nắng nhưng cực dễ ngăm đen, bạn thuộc tông da tối (dark).
Bạn có thể dùng trang sức để kiểm tra tông dưới da của mình. Chất liệu, khả năng tán xạ và màu sắc của các chất liệu khác nhau sẽ cho biết bạn thiên về tông da lạnh hay da ấm. Cụ thể:
Tương tự như cân bằng trắng (white balance) trong nhiếp ảnh, bạn có thể xác định tông dưới da dựa trên một tờ giấy trắng theo phương pháp kiểm tra tờ giấy trắng (white paper test). Theo đó, bạn chọn một tờ giấy trắng bất kỳ, rồi kê sát gương mặt để mộc của mình và so sánh trước gương.
Nếu da bạn trông vàng hơn tờ giấy, bạn thuộc nhóm tông màu ấm. Nếu trong hồng hơn hoặc xanh hơn, bạn thuộc nhóm tông màu lạnh. Nếu bạn trông xám hoặc thiên về xanh lá, bạn có thể thuộc nhóm tông màu trung tính.
Vẫn sử dụng kỹ thuật quang học trong nhiếp ảnh, bạn có thể thử "phơi sáng" làn da dưới ánh mặt trời để xác định tông dưới da. Nếu da bạn có xu hướng chuyển sang màu bánh mật, ngăm hơn mà không cháy nắng (sunburn), bạn có thể thuộc nhóm tông màu ấm. Nếu da bạn vừa ngăm vừa đỏ lên vì cháy nắng, bạn có thể thuộc nhóm tông trung tình. Còn nếu da bạn rất dễ cháy nắng và ngăm đen, bạn thuộc nhóm tông màu lạnh.
Nhưng tất nhiên, đây chỉ là gợi ý để bạn xác định được tông da từ những trải nghiệm bị cháy nắng trước đây, còn ở hiện tại, hãy thật cẩn trọng khi đi phơi nắng và quan trọng là nhớ sử dụng kem chống nắng đầy đủ nhé.
Song song với ba nhóm tông dưới da chính, nếu bạn thấy da mình có thiên hướng ngả sang màu xám tro, có thể bạn thuộc nhóm da tông olive đấy. Tông olive mang đặc trưng của cả tông ấm và tông trung tính với thiên hướng nghiêng về tông xanh lá. Tông da này thường phổ biến ở người da dầu.
Nếu bạn sở hữu tông da này, bạn có thể thoải mái dùng các sản phẩm dành cho cả ba tông dưới da nói trên.
Theo chia sẻ của Robert Sesnek và Daniel Martin trên Byrde, bạn có thể lựa chọn màu trang phục hoặc phấn nền, phấn mắt, son môi dựa trên tông da và tông dưới da của bạn để sản phẩm lên màu một cách trung thực và hài hòa nhất (8). Cụ thể:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sức Khỏe?
Thông tin khoa học về các chế độ dinh dưỡng thiết thực. Kiến thức y học cần biết và cần thiết trong đời sống hằng ngày. Hướng dẫn thực hành Yoga, Thiền, Fitness và những kiến thức giúp bạn có một đời sống thể trạng lẫn tâm trạng bình an