Hơn bảy thập kỷ trôi qua kể từ khi nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow giới thiệu về tháp năm tầng nhu cầu, một lý thuyết phổ biến về động lực con người, thường được biết đến với cái tên Tháp Nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs). Tuy nhiên, liệu có một tầng thứ sáu - một chiều sâu tâm lý mà Maslow chỉ mới đề cập - về nhu cầu siêu việt và giá trị nội tại?
Tháp Nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs), là một mô hình lý thuyết tâm lý được đề xuất lần đầu bởi nhà tâm lý Abraham Maslow (1908 - 1970) trong bài báo "A Theory of Human Motivation" vào năm 1943, sau đó được mở rộng trong các tác phẩm khác của ông. Mô hình này mô tả một loạt các nhu cầu cơ bản mà con người phải đối mặt và phải thỏa mãn để cuối cùng, đạt đến sự hiện thể hóa và hạnh phúc (1).
Mô hình Tháp Nhu cầu Maslow chia nhu cầu của con người thành năm cấp độ, từ thấp đến cao.
Mô hình này giả định rằng con người sẽ chủ động thỏa mãn nhu cầu ở cấp độ cao hơn chỉ khi nhu cầu ở cấp độ dưới đó đã được đáp ứng. Mô hình Maslow thường được sử dụng để hiểu và giải thích động lực con người trong nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học đến quản lý, marketing…
Mặc dù Tháp Nhu cầu Maslow đã đóng góp lớn cho nhiều lĩnh vực, nhưng nó đã nhận được một số chỉ trích và ý kiến tranh cãi từ cộng đồng nghiên cứu và chuyên gia vì 4 lý do chính sau (2):
Tuy nhiên, Tháp Nhu cầu Maslow vẫn giữ nguyên giá trị như công cụ giảng dạy và hiểu biết cơ bản về động lực con người. Mặc dù còn có nhược điểm, nhưng nó vẫn cung cấp được một cấu trúc sắp xếp hữu ích để con người thêm hiểu về mối quan hệ giữa các động lực cá nhân.
Những trích dẫn sau này là minh chứng cho việc Maslow khi còn sống, đã từng đề cập đến "siêu nhu cầu" trong hệ thống phân cấp của ông. Đây là một khái niệm gồm các nhu cầu theo đuổi các giá trị nội tại, vượt lên trên lợi ích cá nhân. Điều này được xem như một cấp độ thứ sáu, một phần mở rộng của nhu cầu hiện thể hóa bản thân ở tầng thứ 5 (3).
Đáng chú ý là các tài liệu chưa đề cập nhiều tới chủ đề này. Các tầng nhu cầu trước đó đều xoay quanh lợi ích cá nhân, thậm chí cả trong việc hiện thể hóa để tựu thành tiềm năng đầy đủ của bản thân. Theo các tài liệu trích dẫn sau này, ở cấp độ thứ sáu, con người được thúc đẩy bởi những giá trị được gọi là "siêu việt bản ngã". Điều này bao gồm hai động lực mà Maslow không đề cập trong bài báo năm 1943 của ông, bao gồm mong muốn hiểu biết và thẩm mỹ, liên quan đến kiến thức và sự thật, cái đẹp và sự hài hòa…
Do Maslow quá cố không thể hoàn thiện và công bố công trình nghiên cứu mở rộng này, thật khó nói liệu Tháp Nhu cầu Maslow có chính thức có tầng thứ 6 hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc qua thông tin và tài liệu hiện nay, có thể nói nhu cầu này ít nhiều có điểm tương đồng với giá trị chân - thiện - mỹ, cũng như tư tưởng triết học của Plato.
Nếu thực sự tồn tại tầng thứ 6, có thể Tháp Nhu cầu Maslow bản mở rộng sẽ là lý thuyết tổng hợp mới về động lực, gồm các khía cạnh sinh lý, cảm xúc, xã hội và tinh thần của bản chất con người, cùng với những ứng dụng thực tế vào nơi làm việc và xã hội nói chung.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.