Như LeLa Journal đã đề cập trong bài Vì sao những doanh nhân trên thế giới lại đang "đổ xô" đi học Triết?, triết gia và doanh nhân có nhiều điểm chung hơn chúng ta tưởng, bởi các nhà lãnh đạo ngày nay đang đi tìm đáp án "cổ đại" cho những câu hỏi của thời "hiện đại". Trong số đó, những bài học của Plato gợi nhắc chúng ta về sự lạc lối tới từ việc tin lầm vào những giả định - một điều vô cùng nguy hiểm trong kinh doanh.
Từ chuyện triết lý trong kinh doanh, chúng ta có thể tiếp tục áp dụng dụ ngôn cái hang của Plato trong môi trường công việc thời nay. Các công ty được xem như một hình thái khác của cái hang tối tăm, nơi chỉ có một nhóm người sinh sống và làm việc. Những người làm việc trong công ty đôi khi khó thể thấy "ánh sáng" bên ngoài, và do đó, bị kiềm chế khả năng phát triển. Khi đó, họ như đang vận hành trong chế độ "tự động" (autopilot), làm việc như một dây chuyền thiếu sáng tạo trong hệ thống máy móc rập khuôn (1). Vai trò của nhà lãnh đạo sẽ giống như người duy nhất thoát ra khỏi cái hang và thấy được sự thật bên ngoài. Nói cách khác, người lãnh đạo cần thách thức những giả định và hướng tới sự thật thông qua Chân, Thiện và Mỹ.
Dụ ngôn của Plato trong bối cảnh công sở hiện đại vẫn giữ nguyên được giá trị trong việc thúc đẩy chúng ta vượt qua các giả định để đi tìm cái Chân, Thiện, Mỹ trong chiến dịch quảng bá, bản sắc thương hiệu và tinh thần lãnh đạo.
Đứng trước "nguyên trạng" (status quo) đó, các lãnh đạo - người sáng lập ra hoặc nắm giữ tiếng nói của thương hiệu - chính là người "tù nhân đầu tiên được khai sáng". Họ nắm thông tin về thị trường, thấy được chân dung khách hàng, cũng như phương hướng có thể lèo lái con thuyền. Vấn đề lớn nhất là cách họ truyền tải những điều đó đến nhân viên – những "tù nhân" vẫn còn mù mờ và chỉ nhìn thấy những cái bóng trong hang – từ đó, giúp đội ngũ nhân sự hiểu được giá trị và tầm nhìn doanh nghiệp.
Để thách thức các giả định sai lầm nhằm dẫn dắt đội ngũ đi tìm "chân lý", dụ ngôn cái hang của Plato cung cấp cho chúng ta sáu công cụ để phát triển về khả năng lãnh đạo hiệu quả (4):
Vậy các nhà lãnh đạo thành công đã áp dụng sáu công cụ này như thế nào?
Triết học siêu việt của Plato có thể áp dụng vào chiến lược phát triển thương hiệu ngày nay. Dưới những hình hài đơn giản, triết học Plato đã cung cấp được một khung làm việc để hiểu được giá trị của thương hiệu. Cốt lõi của cách tiếp cận này là đi tìm mục đích tồn tại cho thương hiệu và tập trung phát huy giá trị cốt lõi của thương hiệu thông qua ba con đường: Chân, Thiện, Mỹ (2).
Nhưng làm sao để vừa truyền tải được hình ảnh lý tưởng của thương hiệu vừa không mâu thuẫn với định hướng Chân, Thiện, Mỹ của Plato (3)? Bởi lẽ, quảng cáo tập trung vào việc đưa ra hình ảnh được thêu dệt, được dàn dựng để đi vào tâm trí người dùng, còn marketing thì cố tạo ra nhu cầu và mong đợi của người dùng thông qua việc đưa ra những lý tưởng được tô vẽ. Vậy thì, liệu có cách thức tiếp cận nào trung tính hơn và tập trung vào khách hàng hơn không?
Câu trả lời là có. Chân, Thiện, Mỹ vẫn có thể được đảm bảo thông qua những cách tiếp cận dù là vi mô.
Một cách để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu theo quy tắc này chính là bảo đảm được sự trung thực với các giá trị đã đặt ra từ đầu, tạo ra uy tín lâu dài. Việc không ngừng theo đuổi tri thức và đấu tranh cho một mục đích cao quý, mà thương hiệu đã tự đặt ra, là điều nên làm để đạt được thành công lâu dài.
Các thương hiệu chọn đi theo "Chân đạo" thường tập trung góp sức sửa chữa những bất công trên thị trường, đóng góp cho sự tốt đẹp chung của xã hội hoặc cơ bản nhất là cải thiện trải nghiệm cho khách hàng của mình.
Mỹ phẩm thuần chay Cocoon là một ví dụ về việc thương hiệu đi theo sứ mệnh Chân (4). Là thương hiệu mỹ phẩm nội địa được tín đồ làm đẹp trong nước yêu quý, bởi lẽ Cocoon xuất phát từ hồn Việt thân thương. Từ khâu thiết kế cho đến chọn lựa nguyên liệu và các cách phối trộn, Cocoon vẫn trung thành với các giá trị bản địa của Việt Nam. Ngoài ra, thương hiệu này còn chung tay với sự mệnh không thử nghiệm lên động vật và bảo vệ môi trường, cũng như hướng cộng đồng làm đẹp đến với xu hướng mỹ phẩm xanh, sạch và thiện. Có thể nói Cocoon đã xây dựng được những giá trị toàn cầu mà vẫn trung thành với bản sắc Việt.
Plato tin rằng sức mạnh của Thiện xuất hiện khi các thương hiệu có thể phục vụ khách hàng thông qua việc thể hiện tình yêu, lòng trắc ẩn và cả sự đồng cảm, với mong muốn hướng đến mục đích giúp mọi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các thương hiệu theo sứ mệnh này thường cải thiện cuộc sống của một người thông qua các sản phẩm và dịch vụ chu đáo, tận tâm và đầy sự thấu cảm.
Khi các thương hiệu đi theo con đường duy mỹ, họ có mong muốn đạt tới sự xuất sắc bằng cách không ngừng cải tiến quy trình và sản phẩm. Điều cốt lõi ở đây là làm tốt hơn nữa những gì các doanh nghiệp khác đang làm hoặc thậm chí là chưa làm.
Các CEO thành công theo định hướng duy mỹ coi sản phẩm/dịch vụ của họ là một loại hình nghệ thuật và hoàn thiện chúng như cách người nghệ sĩ hoàn thiện một bài thơ hay một tác phẩm văn học, bằng cách tập trung vào từng chi tiết một cách tỉ mỉ trước khi tung ra thị trường (5).
Như vậy, khi đưa những giá trị đạo đức của Plato vào bối cảnh doanh nghiệp hiện đại, chúng ta vẫn thấy rõ được sự phù hợp với thời cuộc. Gần như toàn bộ những thắc mắc của thời kinh tế hiện đại này đã được Plato trả lời thông qua dụ ngôn về chiếc hang cổ đại tăm tối. Trước những biến động ngày càng phức tạp và cả những cạnh tranh trong kinh doanh, các nhà lãnh đạo càng có nhiều lý do để ứng dụng những triết lý của các nhà tư tưởng cổ đại, nhằm kiến tạo và trang bị đầy đủ cho một tổ chức có khả năng thích ứng linh hoạt, dễ dàng vượt qua những thách thức phía trước.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể truyền cảm hứng để đội ngũ của họ suy nghĩ chín chắn, đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng cách nuôi dưỡng một nền văn hóa coi trọng các quan điểm đa dạng, không ngừng học hỏi và giao tiếp cởi mở. Đó mới chính là vai trò của người tù nhân đầu tiên được chứng kiến ánh sáng bên ngoài chiếc hang.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?