Liệu giữa hai con người đồng điệu có thể nảy sinh tình cảm thuần khiết - với "thuần khiết" (platonic) được hiểu là không có xúc cảm mãnh liệt liên quan đến ham muốn thể xác - hay không? Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này, tuy nhiên, khái niệm "tình yêu thuần khiết" (platonic love) được phân tích dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho bản thân nếu trót vướng vào mối quan hệ "hơn cả tình bạn, hao hao tình yêu, nhưng lại thiếu... tình dục".
Những năm gần đây, một xu hướng mới trong việc tìm kiếm các mối quan hệ gắn bó chính là tìm một sự gắn kết thuần túy, phi tình dục. Theo báo cáo "Hẹn hò và Mối quan hệ" của YPulse, một nửa số lượng khảo sát (53%) Gen Z cho biết họ sử dụng các ứng dụng/trang web hẹn hò để tìm bạn mới, trong khi chỉ có 42% tìm người yêu (1).
Triết gia Hy Lạp Plato đưa ra giả thuyết rằng mối quan hệ lý tưởng là sự pha trộn giữa lãng mạn, tình dục và trí tuệ - điểm giao nhau của tâm trí hai con người riêng biệt (2).
Theo Plato, tình yêu được chia ra làm hai loại chính là tình yêu lãng mạn (romantic love) và tình yêu thuần khiết (platonic love) với từ "platonic" được đặt theo tên của Plato (3).
Điểm khác biệt của hai khái niệm nằm ở sự cuốn hút giới tính giữa hai người khi yêu. Nếu tình yêu đầy lãng mạn có sự đồng điệu về cảm xúc và sự gắn kết thể xác thì tình yêu thuần khiết chỉ có mối liên kết tinh thần và gần như không liên quan đến các khía cạnh tình dục, giới tính.
Vậy thế nào là một mối quan hệ thuần khiết, vẫn duy trì tình bạn nhưng lại cũng là tình yêu?
Khái niệm "platonic" đề cập đến một mối quan hệ tập trung vào tình bạn thuần khiết, sâu sắc, tôn trọng tinh thần và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống (4). Nó thường xuất hiện khi hai người có mối liên hệ rất mật thiết nhưng gần như không có yếu tố tình dục hoặc thậm chí là sự lãng mạn.
Nói nôm na, đó là một tình cảm đơn thuần "ta yêu một người vì chính con người họ". Ở họ, ta tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn, đức tin và các giá trị trong cuộc sống và ngoài ra không có một kỳ vọng nào khác liên quan đến sự gắn bó và ràng buộc.
Nếu xét theo Thuyết Tam giác Tình yêu của Robert J. Sternberg, chúng ta có thể thấy tình yêu thuần khiết (theo quan điểm của Plato) khá gần với dạng tình yêu bầu bạn với sự thân mật, cảm mến và cam kết với đối phương. Thậm chí, trong một vài trường hợp mà người có tình cảm thuần khiết không cam kết với nhau, giữa họ có thể chỉ có lòng yêu mến, hay còn là sự thân mật, chia sẻ cho nhau những điều mà gần như không chia sẻ cùng ai khác.
Trong tác phẩm Symposium (Yến hội), Plato đã dùng góc nhìn của người thầy là vị triết gia Socrates để bày tỏ suy nghĩ về tình yêu. Theo Plato, con người phải tiến dần lên các bậc thang sau để đi đến tình yêu chân chính:
Theo Plato, tình yêu chân chính phải vượt lên trên những nhu cầu thể xác, mang lại sự thông tuệ cho đối phương.
Vào năm 1469, học giả Marsilio Ficino cũng đã sử dụng từ "platonic love" để chỉ một tình yêu mà cả hai bị hấp dẫn chỉ vì trí tuệ (hay còn gọi là sapiosexual) và vẻ đẹp tâm hồn của người còn lại.
Tác giả và nhà giáo dục, Tiến sĩ Diana Raab, chia sẻ rằng: "Tình yêu thuần khiết thể hiện mối quan hệ tình cảm tinh thần đặc biệt của những người ngưỡng mộ nhau. Họ có thể cùng sở thích, đam mê và thế giới quan, hoặc không. Nhưng khi ở cạnh nhau, bạn sẽ thấy thoải mái vì được làm chính mình mà không sợ đối phương chỉ trích hay bỏ rơi" (5).
Có rất nhiều phương diện của một mối tình thuần khiết tạo ra sự khác biệt so với một mối quan hệ lãng mạn, tuy nhiên bốn đặc điểm dưới đây là nổi bật nhất:
Đối với tình yêu thuần túy, bạn sẽ không cần phải hy vọng đối phương phải đáp trả lại vẹn nguyên tình cảm vì vốn dĩ giữa hai bạn không cần có sự cam kết, không cần chung một gia đình hay chung tài chính. Cả hai chỉ có chung điểm duy nhất là sự chân thành.
Còn với một mối quan hệ thuần khiết thì không, chúng ta sẽ luôn sẵn sàng bỏ qua cho đối phương bởi ngay từ đầu, cả hai vốn không mang một kỳ vọng nào trong mối quan hệ ấy ngoài mong muốn người còn lại được hạnh phúc trọn vẹn.
Mối tình thuần khiết giống như một điểm khởi đầu trong trẻo, một chốn về yên ổn để chúng ta nương tựa tinh thần, đồng thời tạo điểm cân bằng cho các mối quan hệ khác trong cuộc sống.
Những mối quan hệ tích cực khiến ta cảm thấy được hỗ trợ, được chấp nhận và thấu hiểu, nhờ đó mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể theo những cách đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch.
Với vô số cách tích cực mà một mối quan hệ thuần khiết có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta thì việc giữ gìn các mối quan hệ gắn bó thuần khiết là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số lời khuyên sau đây để bạn có thể tìm thấy một thuần khiết đúng nghĩa cho riêng mình.
Hãy không ngừng mang lại cảm giác được quan tâm đến cho người khác, vì chính ta cũng muốn nhận lại cảm giác đó cho riêng mình.
– Câu trả lời là có và cũng có thể là không.
Con người trưởng thành từ trải nghiệm. Chúng ta đều thay đổi khi trải qua những điều mới mẻ, những giai đoạn thăng trầm hay những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống. Có thể đến một lúc nào đó, ta nhận thấy những phẩm chất khác mà mình chưa từng biết đến của những người đã kiên tâm bên cạnh mình và nó được chuyển hóa thành tình yêu từ lúc nào không hay. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 2/3 số cặp đôi lãng mạn bắt đầu từ tình bạn (9).
Thậm chí, chúng ta cũng không thể bỏ qua trường hợp một cặp vợ chồng hay tình nhân đã ở bên nhau lâu năm, giờ lại gìn giữ mối quan hệ ở mức phi tình dục, hay còn là... vô dục vô cầu. Đây là một trường hợp mà mối quan hệ lãng mạn chuyển đổi sang mối quan hệ thuần khiết.
Đôi khi, ta càng lúc sẽ càng nhận ra rằng, có những người chỉ thích hợp đi bên cạnh mình với danh nghĩa là một tri kỷ. Một người đã quá hiểu ta, một mối quan hệ đã quá bình yên sẽ rất khó để trở thành một tình yêu cuồng nhiệt, say đắm.
Tưu trung, một mối quan hệ hay một tình yêu thuần khiết là một món quà mà ai trong đời cũng khao khát tìm kiếm. Bỏ qua danh nghĩa là bạn, là người yêu hay là tri kỷ, thì đó vẫn chính là người giúp chúng ta cảm thấy mình là một con người trọn vẹn, được là chính mình với toàn bộ những giá trị mình có và theo đuổi.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.