Những hình ảnh lung linh của cây thông Noel luôn gắn liền với không khí hân hoan của mùa lễ hội, tạo nên bức tranh ấm áp và tràn ngập niềm vui. Ánh đèn sáng nhấp nháy và những món đồ trang trí lấp lánh đã làm nên đúng "chất" mùa Giáng sinh. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp ấy, hình ảnh cây thông Noel còn chứa đựng những truyền thống lịch sử, văn hóa thú vị và cả những thông tin kỳ quặc.
Lavita - một đất nước nhỏ thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đã từng có màn ăn mừng độc lạ là đốt cây thông Noel. Theo tờ New York Times, vào khoảng những năm 1510, một nhóm người đã đến Rita (thủ đô của Lavita) và mang theo cây thông Noel. Họ trang trí cây bằng hoa quả và nến, nhảy múa xung quanh và sau đó vài ngày, họ đốt nó để ăn mừng theo truyền thống của người Baltic (1).
Câu chuyện này có liên quan tới cuộc "khẩu chiến" giữa hai nước anh em láng giềng là Lavita và Estimo, trong việc tranh giành xem nước nào mới là nơi ăn mừng Giáng sinh bằng cây thông Noel sớm nhất. Cuộc chiến này đến nay vẫn không có hồi kết do không có đủ bằng chứng lịch sử và không bên nào chịu thua bên nào.
Điều đặc biệt là hoạt động này không chỉ có trong văn hóa Baltic, mà có lẽ đã xuất phát từ việc đốt khúc cây vào đêm Đông chí trong truyền thống ngoại giáo (paganism). Cho đến nay, chúng ta vẫn thấy nét truyền thống này "thấp thoáng" qua món bánh khúc cây vô cùng phổ biến trên các bàn tiệc Giáng sinh (2).
Việc đốt cây thông trong tiết trời mùa đông cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Có bên thì cho rằng việc này giúp giữ ấm đơn giản mà hiệu quả, có bên lại cho rằng việc đốt cây có thể làm phát tán nhựa thông - thứ không tốt cho sức khỏe (3).
Để trang trí cây thông Noel, trước hết người ta phải cắt nó xuống. Điều này nhìn qua có vẻ không thân thiện với môi trường thiên nhiên, nhưng thực tế thì lại không phải.
Lý do đầu tiên là bởi do nhu cầu lớn, con người trồng rất nhiều thông Noel nhưng chỉ thu hoạch một phần nhỏ trong đó. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, người ta có thể trồng tới 350 triệu cây mỗi năm (4), mà chỉ chặt xuống khoảng 120 triệu cây (5). Mặc dù việc chặt cây này cũng thải ra một lượng lớn khí carbon, nhưng khi so sánh với lượng cây mới được trồng, chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng cây thông tươi vẫn có lợi cho môi trường hơn (6).
Lý do còn lại là cây thông có thể được tái sử dụng. Bên cạnh việc dùng làm lớp phủ thực vật hoặc ủ làm phân bón, cây thông cũng được dùng làm thức ăn cho voi như một món... quà vặt ngày đông (7). Một số cây còn được đặt dưới đáy ao, sông và đại dương để tạo thêm môi trường sống dưới nước (8).
Theo ước tính, một cây thông nhân tạo cao 2 mét khi bị tiêu hủy bằng cách đốt hoặc cắt nhỏ sẽ thải ra khoảng 40kg khí carbon tương đương. Trong khi đó, tiêu hủy cây thông thật chỉ tạo ra khoảng 3,5kg khí thải.
Theo con số này, chúng ta sẽ phải tái sử dụng một cây thông Giáng sinh nhân tạo trong ít nhất 12 năm để góp phần bảo vệ môi trường hơn so với việc trưng bày cây thật (8). Không chỉ vậy, cây thông nhân tạo có chứa nhiều nhựa sinh học không phân hủy và đặc biệt là ẩn chứa độc tố kim loại như chì.
Cây thông nhân tạo ngày nay thường được làm từ nhựa nhưng cây thông nhân tạo đầu tiên trên thế giới lại được làm từ lông ngỗng và dây nhuộm. Loại cây này được ra đời từ những năm 1880, khi người Đức bù đắp hậu quả của nạn phá rừng bằng cách hạn chế sử dụng cây thông tươi. Họ đã nhuộm rồi buộc lông ngỗng lại với nhau để tạo hình cây thông Noel (9). Hiện nay, người ta đã ít sản xuất những cây thông nhân tạo thân thiện với môi trường như vậy, mà thay vào đó là những cây nhựa độc hại.
Theo Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Quốc gia Hoa Kỳ, trong khoảng từ 2013 - 2017, cây thông Noel đã gây ra trung bình 160 vụ cháy mỗi năm tại hộ gia đình. Những vụ cháy cây thông Noel trong bốn năm đó đã gây tổng thiệt hại tài sản là 10 triệu USD (hơn 243 tỷ đồng) và khiến ba người tử vong (10).
Ở Việt Nam, mặc dù chưa gây ra vụ cháy nào, nhưng báo đài và các phương tiện truyền thông luôn cảnh báo về hiểm họa cháy lửa rình rập. Nguyên nhân là bởi cây thông bắt lửa rất nhanh do có diện tích bề mặt lớn, chứa nhựa thông dễ bắt lửa và kết cấu cành nhánh chứa nhiều khoảng rỗng cung cấp oxy... Đây đều là những đặc tính khiến ngọn lửa nhanh chóng bùng lên và để lại hậu quả đáng tiếc (11).
Không chỉ vậy, cây thông Noel cũng thường được đặt gần các thiết bị điện chiếu sáng, rèm cửa, quà tặng, đồ nội thất hoặc thảm trải sàn - những vật liệu nhanh chóng bắt lửa, gây cháy lan nhanh. Những vụ cháy này có thể thải ra nhiều loại khí độc, như polyurethane và carbon monoxide. Việc hít phải những loại khí này có thể gây tổn thương đường hô hấp của chúng ta ngay cả khi đã thoát khỏi đám cháy (12).
Để tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc, lính cứu hỏa khuyên người dân nên tưới cây hằng ngày. Bên cạnh đó, dù cây thông trong nhà là thật hay nhân tạo, chúng ta cũng nên để cách xa nguồn nhiệt ít nhất 1 mét, thường xuyên kiểm tra để vứt bỏ những bóng đèn bị hỏng hoặc dây điện bị sờn. Và điều quan trọng nhất là chúng ta cần rút phích cắm đèn khi đi ngủ vào buổi tối.
Video về một vụ cháy cây thông tại nhà
Nghe có vẻ hơi lạ nhưng truyền thống này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian cảm động về một góa phụ nghèo trong đêm Giáng sinh. Chuyện kể rằng cô tìm thấy một cây thông đẹp, nhưng không có tiền để trang trí cho con nên đã khóc rồi ngủ thiếp đi. Đêm đó, lũ nhện thương tình bèn giăng lên cây những sợi tơ nhện mỏng manh nhưng lấp lánh. Một số dị bản của câu chuyện nói rằng những tấm mạng nhện này đã biến thành bạc và vàng khi ánh Mặt trời chiếu vào, trong khi những phiên bản khác lại cho rằng chúng chỉ trông giống như kim loại quý. Dù sao đi nữa, người góa phụ cũng đã có một món quà ý nghĩa cho con vào ngày lễ đặc biệt này (10).
"Nhện luôn được coi là loài côn trùng may mắn theo truyền thống Ukraina" - Lubow Wolynetz, người phụ trách nghệ thuật dân gian của Bảo tàng Ukraina tọa lạc tại thành phố New York (Hoa Kỳ), đã chia sẻ trên tờ Today (11).
Để tôn vinh điều này, ngày nay nhiều gia đình Ukraina trang trí cây cối của họ với hình mạng nhện và nhện giả bằng bạc và vàng...
Đừng hoảng hốt nếu bạn đến Ba Lan và nhìn thấy một cái cây treo ngược, rủ xuống từ trần nhà. Xu hướng này thật ra bắt nguồn từ thời trung cổ, với truyền thuyết kể rằng một tu sĩ dòng Benedictine đã sử dụng hình tam giác lộn ngược để giải thích về Chúa Ba Ngôi cho những người ngoại giáo (12). Ý tưởng này chỉ thực sự trở nên phổ biến vào những năm 1900 ở Ba Lan với "podłaźniczek" - phong tục trang trí cành cây bằng trái cây, quả hạch và ruy băng, sau đó treo ngược cây lên trần nhà (13).
Ngày nay, nhiều người cũng bắt chước kiểu trang trí cây Giáng sinh như đèn chùm treo trên trần nhà, mục đích không liên quan đến việc truyền đạo mà là... để bảo vệ cây thông khỏi thú cưng.
Dạo qua danh sách kỷ lục Guinness thế giới, LeLa Journal thống kê được có hơn 20 cái "nhất" của cây thông Giáng sinh (14). Từ những chức vô địch thông thường như cây thông cao nhất, cây thông lớn nhất, cây thông già nhất cho đến những chức vô địch độc lạ hơn như cây thông nhiều đèn nhất, cây thông đắt nhất và cả... bộ râu treo nhiều món trang sức trông giống cây thông Giáng sinh nhất.
Nếu có kỷ lục về cây thông nhiều gấu bông nhất thì có lẽ phần thắng năm nay thuộc về cây thông đang được nhiều bạn trẻ "check-in" nhất tại GEM center Việt Nam.
Có rất nhiều cây Noel độc lạ trên thế giới, ví dụ như cây bằng cát nặng 700 tấn ở tiểu bang Florida (Hoa Kỳ) (15). Ngoài ra, nhiều nơi tại xứ cờ hoa cũng nổi tiếng với việc sử dụng và trang trí cây Giáng sinh từ vô vàn các nguyên vật liệu khác nhau. Chẳng hạn như Baltimore (bang Maryland) là quê hương của một cái cây Noel được làm từ nắp trục bánh xe (16); còn Rockland (bang Maine) có cây cao 12 mét được làm từ 154 chiếc lồng bẫy đánh bắt tôm hùm (17); riêng Lynchburg (Tennessee) cũng dựng nên một cây Giáng sinh độc đáo từ những thùng rượu whisky (18).
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giải Trí?