Không chỉ có "cờ xanh lục" (green flag) ngụ ý những dấu hiệu tích cực để tiếp tục hẹn hò, "cờ đỏ" (red flag) là những chỉ điểm "ta nên dừng lại", giới trẻ còn có 7 màu cờ khác để định vị mối quan hệ tình cảm và xác định đối tượng hẹn hò tiềm năng.
Bên cạnh cờ xanh lục và cờ đỏ đã quá phổ biến, đại diện cho việc "tiến tới hoặc rút lui" trong chuyện tình cảm, chúng ta còn có 7 màu cờ khác cho thấy các dấu hiệu đa dạng.
1. Cờ hồng (pink flag): Đây không phải một chỉ dấu cho thấy mối quan hệ đang "toàn màu hồng", hoặc nếu có thì nó cũng cho thấy rằng chúng ta nên đề phòng. Trước khi cờ đỏ xuất hiện, cờ hồng cảnh báo nhẹ nhàng các cặp đôi rằng có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ. Những vấn đề này tuy không quá lớn nhưng là dấu hiệu cần thận trọng và giải quyết trước khi "cờ hồng" biến thành "cờ đỏ" khiến cho mối quan hệ rơi vào ngõ cụt.
Một số ví dụ của cờ hồng:
2. Cờ cam (orange flag): Lá cờ này chỉ ra những vấn đề cần được giải quyết trong các mối quan hệ khi bạn và đối phương sẵn sàng thảo luận, thường liên quan đến quyền lực và sự kiểm soát.
Một số ví dụ của cờ cam:
3. Cờ vàng (yellow flag): Cờ vàng là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề thoạt nhìn có vẻ vô hại nhưng có thể tiềm tàng nguy hại của đối tác hẹn hò (2).
Một số ví dụ của cờ vàng:
4. Cờ trắng (white flag): Không tiêu cực như ý nghĩa "đầu hàng" thường thấy, cờ trắng thể hiện đối phương cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh bạn và sẵn sàng hạ hàng rào "phòng thủ" để thỏa hiệp cùng bạn. Họ dễ dàng thể hiện sự yếu đuối, sẵn sàng lắng nghe thay vì tranh cãi và thực hiện các hành động nhỏ vun đắp yêu thương.
Một số ví dụ của cờ trắng:
5. Cờ đen (black flag): Đây có thể nói là màu cờ "đen tối" nhất, khi nó cho thấy rằng nửa kia đã phạm vào một ranh giới cá nhân mà bạn khó lòng chấp nhận. Đối phương lúc này đã trở thành "đối thủ". Điều này có nghĩa là mối quan hệ của hai người đã tới hồi kết.
Một số ví dụ của cờ đen:
6. Cờ xanh dương (blue flag): Không giống như cờ xanh lục, cờ xanh dương báo hiệu rằng nửa kia của bạn đang dần "rút lui" khỏi mối quan hệ, thậm chí là dành cho bạn một silent treatment. Mấu chốt của cờ xanh dương là yếu tố cảm xúc, dẫn tới tình trạng mà chúng ta vẫn gọi là "ngoại tình tư tưởng". Các dấu hiệu cờ xanh dương khá đa dạng, từ những điều nhỏ nhặt cho tới những vấn đề nghiêm trọng, tùy vào tính cách của từng cá nhân và sự cam kết giữa hai người.
Một số ví dụ của cờ xanh dương:
7. Cờ be (beige flag): Màu cờ này chỉ những đối tượng hẹn hò với đặc điểm kỳ lạ. Đây không hẳn là những dấu hiệu tiêu cực để ta phải tính đến chuyện kết thúc mối quan hệ, nhưng chắc chắn cũng không phải một điểm cộng trong mối quan hệ của hai người (4). Các dấu hiệu "cờ be" có thể là "cờ xanh" với người này, nhưng có thể là "cờ đỏ" của người khác.
Trong phần cuối của bài này, LeLa Journal sẽ đề cập kỹ hơn về cờ be và những phương pháp củng cố mối quan hệ nếu bạn đang thấy đối tượng hẹn hò yêu đương của mình "be quá trời be".
Một số ví dụ của cờ be:
Từ năm 1973, hai nhà khoa học Francis M. Adams và Charles E. Osgood đã nghiên cứu ra rằng màu sắc có liên kết với cảm xúc và tình cảm (thể hiện qua sự thay đổi về mặt hành vi và sinh lý có thể quan sát được). Trong nghiên cứu của họ, con người có xu hướng cho rằng màu sáng là “tốt” và màu tối là “xấu” (5), (6). Gần đây, các nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ ẩn giữa màu sắc và cảm xúc. Đặc biệt, màu đỏ có mối liên hệ ẩn với sự nguy hiểm, có thể góp phần tạo nên trạng thái cảm xúc sợ hãi, từ đó dẫn đến nhóm hành vi "chiến-hoặc-biến" (fight-or-flight) (7). Đó là lý do cờ màu đỏ được cho là dấu hiệu nguy hiểm của đối tượng hẹn hò. Ngược lại, màu sắc đem lại cảm giác thư giãn như xanh lục gắn liền với những chỉ dấu tích cực của đối phương.
Tuy nhiên, đây chỉ là những báo hiệu để tham khảo, bởi hành vi của con người vẫn là thiên biến vạn hóa, có thể vượt ra xa khỏi những đóng khung, đặc biệt là những chiếc "khung màu sắc". Vì vậy, hãy thật sự cẩn trọng và cố gắng giao tiếp với nửa kia để giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ trước khi đưa ra những quyết định lớn.
Khác với những màu cờ có đặc điểm rõ ràng và trực tiếp đề cập đến những dấu hiệu cần lưu ý trong mối quan hệ, cờ be là một ngoại lệ. Nó cũng là hiện tượng đặc trưng của hẹn hò trong thời đại kỹ thuật số, hay đúng hơn là trong thời đại mà chúng ta chỉ có khả năng tập trung trong thời gian ngắn. Cờ be đại diện cho những dấu hiệu "không bình thường nhưng cũng chẳng bất thường" của đối tượng hẹn hò làm chúng ta lưu tâm, thậm chí đánh mất cảm giác hấp dẫn ban đầu.
Chuyên gia tư vấn tâm lý tình cảm và cũng là nhà sáng lập ứng dụng hẹn hò Wingman - Tina Wilson - nhận định: "Trong thời đại hẹn hò kỹ thuật số, chúng ta dễ dàng lướt qua vô số đối tác tiềm năng và "sống ảo" trên mạng xã hội. Điều đó khiến chúng ta có xu hướng theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối và dễ dàng chỉ ra những lá cờ be ở đối phương dù chúng thật ra vô hại" (8).
Cờ be còn liên quan tới "The Ick" (một cách thể hiện cảm xúc tồi tệ, gần như "ew" hoặc "í ẹ"). Đây là cảm giác bị thu hút bởi một đặc điểm cụ thể của đối phương, nhưng rồi đột ngột không còn cảm giác gì nữa. Tương tự như ví dụ vừa nhắc tới ở trên, ban đầu, chúng ta có thể cảm thấy việc người kia di chuyển đồ đạc là làm cho không gian sống thêm tươi mới, còn việc phụ giúp nhân viên dọn bàn sau bữa ăn là một biểu hiện của sự tốt bụng. Tuy nhiên, sau một thời gian hẹn hò, chúng ta bỗng thấy việc dọn đồ thường xuyên gần như đã "chiếm dụng" quỹ thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần, còn việc chăm chăm để ý và giúp đỡ nhân viên phục vụ lại khiến hai người không thể có được một cuộc nói chuyện với kết nối sâu cần thiết trong một buổi hẹn hò. Trong những giây phút như vậy, chúng ta có thể cảm nhận được "The Ick".
The Ick là một chủ đề về hẹn hò đang được thảo luận nhiều trên nền tảng TikTok với các hashtag như #theickisreal, #theickchallenge...
Raquel Peel - Giảng viên Tâm lý học tại Đại học Bắc Queensland - cho rằng có ba cơ chế tâm lý đứng sau hiện tượng này: Thứ nhất là cơ chế phòng vệ của bản thân khỏi những nỗi sợ thất bại trong tình cảm, nỗi sợ cam kết và cả nỗi sợ thân mật - hai yếu tố quan trọng trong mối quan hệ tình cảm. Thứ hai là hiệu ứng dép kẹp/dép xỏ ngón (flip-flop), khi hai người đã có nhiều trải nghiệm cùng nhau và những điểm mạnh của nửa kia đã trở thành điểm yếu trong một số hoàn cảnh nhất định. Cơ chế cuối cùng là bản năng con người luôn thôi thúc chúng ta tìm kiếm sự an toàn ở người mình yêu (9).
Tuy các cơ chế tâm lý đứng sau hiện tượng The Ick rất phức tạp nhưng lời giải khi gặp trường hợp này lại rất đơn giản: Hãy thử bắt đầu "làm việc" với chính mình.
Theo nhà tâm lý trị liệu Jo Nicholl, hiện tượng này chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, bởi lẽ đó là lúc chúng ta cảnh giác nhất, dễ dàng "bới lông tìm vết" các khuyết điểm của đối tượng hẹn hò. Tuy nhiên, những điểm bất thường này thay vì nói lên con người của đối phương, lại chỉ ra sự thiếu an toàn và thiếu tin tưởng trong chính mỗi chúng ta. Chẳng hạn, sự trẻ con của đối phương khiến chúng ta khó chịu có thể đến từ lý do chính ta cũng chưa thể chấp nhận những vấn đề vụn vặt tồn tại trong cuộc sống hoặc trải nghiệm của đứa trẻ bên trong mình.
Nhìn lại các ví dụ trên, lý do khiến chúng ta không chấp nhận được việc người yêu thường xuyên di chuyển đồ đạc có thể đến từ những tổn thương thời thơ ấu về gia đình hoặc thay đổi chỗ ở mà chúng ta chưa xử lý được. Còn việc nửa kia giúp đỡ nhân viên trong nhà hàng khiến chúng ta trông như người xấu vì đã không có hành động giúp đỡ tương tự.
Vì vậy, khi cờ be xuất hiện, thay vì xem The Ick là dấu hiệu để chấm dứt tình cảm, bạn hãy thử nhìn nhận nó như điều phải có trong mọi mối quan hệ. Đối diện với The Ick, bạn chỉ cần phản tư để tìm ra đúng nguyên nhân. Sau khi đã phản tư và thực sự cảm thấy vấn đề là từ bản thân hoặc nhận ra rằng hai người vốn không hợp nhau, bạn có thể đưa ra quyết định sau cùng là đi hay ở (10).
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.