Ba định luật Newton tưởng chỉ liên quan đến vật lý, vậy mà lại có nét tương đồng không ngờ với các hiệu ứng tâm lý con người, nhất là trong công việc. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản thân và cách áp dụng ba định luật để tối ưu hóa công việc.
Vào năm 1687, Isaac Newton đã xuất bản cuốn sách mang tính đột phá mang tên The Principia: Mathematical Principles of Natural Philosophy (tạm dịch: Những Nguyên lý Toán học Cơ bản về Triết học Tự nhiên) (1). Ở đó, Newton đã định nghĩa lại cách mà thế giới nhìn nhận lĩnh vực vật lý và khoa học, cũng như đưa ra ba định luật nổi tiếng mà ngày nay được gọi là ba định luật Newton (three Newton laws), hoặc cụ thể hơn là các định luật chuyển động của Newton (Newton's laws of motions).
Sau hơn 300 năm, ở thời hiện đại, ba định luật của Newton vẫn giữ nguyên được "vị thế" trong vật lý, cũng như mở rộng ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác trong đời sống của chúng ta. Điều này có nghĩa là các định luật có thể được "biến hóa" vào đời sống thực tế và được sử dụng như là một phép loại suy trong việc tăng năng suất công việc, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bạn có biết? Tâm lý và vật lý cũng có thể liên quan tới nhau (2), thậm chí, thực tế là chúng ta có một phân nhánh mang tên Tâm vật lý học (Psychophysics). Phân nhánh này tập trung vào việc đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý (như ánh sáng, âm thanh, kích thước, màu sắc...) đối với cảm giác, cảm quan của con người.
1. Định luật I (Định luật quán tính):
Một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0–hay các lực cân bằng thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Định luật này thường được phát biểu dưới dạng phương trình Fnet = 0.
Điều này có nghĩa là tất cả các sự vật luôn có xu hướng cân bằng như ban đầu. Nếu đang chuyển động, chúng sẽ có xu hướng ở lại chuyển động cho đến khi có tác động lực nào đó ngăn lại; nếu đứng yên, chúng sẽ có xu hướng tiếp tục đứng yên cho đến khi có tác động lực phá vỡ trạng thái đó và khiến nó chuyển động.
2. Định luật Newton II (Định luật của gia tốc):
Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Định luật này thường được phát biểu dưới dạng phương trình F=ma, với F là lực tác dụng lên vật, m là khối lượng của vật và a là gia tốc của vật đó.
Có một điều quan trọng trong phương trình này là lực F là một vectơ, tức nó mang ý nghĩa là hướng chuyển động. Nói cách khác, nếu một vật tăng tốc theo một hướng cụ thể thì độ lớn của lực tác động và hướng của lực đó sẽ tạo ra sự khác biệt. Tương tự, để hoàn thành một việc cụ thể trong cuộc sống, điều quan trọng không chỉ là bạn làm việc chăm chỉ như thế nào (mức độ), mà còn là nơi áp dụng công việc đó (phương hướng).
3. Định luật Newton III (Định luật về lực trực đối):
Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều về phía vật thứ nhất.
Định luật này thường được phát biểu dưới dạng phương trình: FAB=-FBA, với A là động lực, B là phản lực. A làm thay đổi động lượng của B bao nhiêu thì động lượng của A cũng bị thay đổi bấy nhiêu theo chiều ngược lại.
Nhìn chung, các biến số trong ba định luật Newton đều có tính tương đồng với nhiều phương diện trong đời sống hằng ngày như các hoạt động kinh tế và các mối quan hệ xã hội. Như vậy, ta hoàn toàn có thể áp dụng các định luật này vào lĩnh vực công việc để tối ưu hiệu quả với từng trường hợp cụ thể, như trong phần dưới đây.
Dựa trên sự tương đồng của các biến số trong ba định luật Newton, ta có thể làm rõ các yếu tố liên quan đến hiệu suất công việc, cũng như cách cải thiện, điều chỉnh để đạt hiệu suất tối ưu.
Đối với Định luật I, nếu đang làm việc hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn, hãy tiếp tục duy trì trạng thái của công việc đó. Ngược lại, nếu mắc phải tâm lý trì hoãn gặp khó khăn hoặc cần cải thiện, hãy tìm hiểu về các yếu tố ngoại cảnh và phương án cải thiện (như quản lý, công cụ, quy trình) và điều chỉnh để đạt hiệu suất cao hơn. Cũng giống như một vật đứng yên sẽ mãi đứng yên, nếu trì hoãn, bạn sẽ mãi không hoàn thành được việc gì cả.
Đối với Định luật II, ta dùng công thức F=ma để quy thành các yếu tố trong công việc như sau:
Khi động lực làm việc của chúng ta (F) càng lớn thì khả năng làm việc nhanh (a) càng cao; ngược lại, khi bản thân chúng ta lo nghĩ quá nhiều, mang vác đủ thứ trách nhiệm nặng nề (m lớn), khả năng làm việc (a) lại càng thấp.
Điều này nghĩa là chúng ta cần hiểu rõ lực tác động lên công việc và tìm cách tối ưu hóa sức mạnh lẫn năng lượng, bao gồm việc sắp xếp công việc, tối ưu hóa tiến trình làm việc và sử dụng công cụ hiệu quả để giảm lực cần áp dụng.
Đối với Định luật III, ta cũng dùng công thức FAB=-FBA để quy các biến số này thành các yếu tố trong công việc như sau:
Tất cả chúng ta đều có một tốc độ trung bình khi hoạt động bình thường (3). Có những động lực trong cuộc sống của chúng ta như sự tập trung, niềm vui tích cực... nhưng còn có những phản lực gây cản trở hoặc giảm hiệu quả công việc như căng thẳng và thiếu ngủ (4), (5), hoặc là hệ lụy từ thói quen lý tưởng hóa công việc khi cố gắng thực hiện quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc (6).
Khi áp dụng những định luật này, chúng ta có thể dần hiểu về một môi trường làm việc tích cực, mà ở đó mọi người cảm thấy được động viên, phản hồi và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này không chỉ tăng sự đoàn kết mà còn nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân lẫn tập thể.
Từ những mối tương quan kể trên, LeLa Journal đưa ra gợi ý về cách tạo ra các lực tác động để tối ưu hiệu suất làm việc mà các bạn có thể tham khảo.
1. Các phương án nâng cao hiệu suất thông qua duy trì hiệu quả và giảm tâm lý trì hoãn
Nhìn chung, duy trì hiệu quả, "giữ vững phong độ" làm việc và giảm trì hoãn trong công việc là cách quan trọng để nâng cao hiệu suất và đạt được thành tựu cao hơn trong môi trường công việc.
2. Các phương án nâng cao hiệu suất thông qua việc tối ưu hóa quy trình
Để nâng cao hiệu suất thông qua việc tối ưu hóa quy trình làm việc, đầu tiên, cần phân tích và đánh giá các quy trình làm việc hiện tại và những vấn đề còn, tìm hiểu xem quy trình còn lãng phí nguồn lực ra sao và các khó khăn cụ thể là gì.
3. Các phương án nâng cao hiệu suất thông qua xây dựng môi trường làm việc với ngoại cảnh tích cực và có sự tương tác cao
Để nâng cao hiệu suất thông qua xây dựng môi trường làm việc với ngoại cảnh tích cực, có một số phương pháp cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:
Bạn có biết, khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về các "non-Newton fluid" (tạm dịch là dung dịch phi Newton) với độ nhớt không tuân theo các định luật của Newton độ nhớt (15). Thực tế, các dung dịch phi Newton đã tồn tại khá nhiều trong cuộc sống của chúng ta như bơ, ketchup, phô-mai... Điểm đặc biệt của dung dịch này là khi bạn tác động lực mạnh vào khối dung dịch, nó ngay lập tức trở nên rắn chắc, nhưng nếu bạn chỉ tác động lực nhỏ, khối dung dịch sẽ lỏng hơn rất nhiều.
Tương tự như vậy, việc tối ưu công việc không chỉ là tìm mọi cách thúc đẩy bản thân hay dồn ép công việc, mà còn là loại bỏ những tác động quá tiêu cực. Bước đầu tiên để làm việc công việc hiệu quả hơn là biết rõ những gì mình kỳ vọng, đặt ra các mục tiêu khả thi, có lịch trình chi tiết và không ngừng tìm kiếm nguồn cảm hứng cho bản thân. Và quan trọng nhất, chúng ta cần nhớ rằng càng dồn ép, công việc càng căng, chúng ta càng không thể làm việc hiệu quả.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?