Bạn thường lo sợ đầu tư không có lãi, nhưng khi thấy người khác thua lỗ, bạn lại thở phào nhẹ nhõm vì "mình không lỗ cũng coi như lời". Tâm lý so sánh bản thân với hoàn cảnh tương phản của người khác, đôi lúc, khiến chúng ta rơi vào bẫy "được ăn cả, ngã về không". Vậy, dưới góc nhìn khoa học, hiện tượng tâm lý này là gì, và nó đã vô thức ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ra sao?
Tham khảo: https://www.jstor.org/stable/40063982
Đây không phải một hiệu ứng tâm lý hiếm gặp, bởi trong những bối cảnh khác nhau, một số yếu tố như hương vị thức ăn, vẻ đẹp nghệ thuật và thậm chí là cả nỗi đau thể xác cũng đều được não bộ đặt lên bàn cân một cách vô thức với những điểm tham chiếu xung quanh.
Sự so sánh vô ý đó có liên hệ với hiệu ứng "tương phản khoái lạc" (hedonic contrast) - một khái niệm của việc chúng ta cho rằng một thứ nào đó là "tốt hơn" khi đem nó ra so sánh với một sự vật, sự việc sự tương đồng (2). Trong trường hợp này, chúng ta tạm coi sự vật, sự việc bên ngoài kia là một "điểm tham chiếu".
Một ví dụ điển hình cho hiệu ứng này là nghiên cứu về khoai tây chiên của Giáo sư Tâm lý học Martin R. Yeomans và các cộng sự. Trong thí nghiệm này, khi được yêu cầu ăn hai phần khoai tây chiên khác biệt gồm khoai không nêm gia vị và khoai đã được nêm muối, những người tham gia ăn nhiều hơn hẳn khi dùng xen kẽ hai loại với nhau. Khẩu vị đã bị tác động bởi sự tương phản, khiến họ cảm thấy ngon miệng và thèm ăn nhiều hơn (3).
Tương phản khoái lạc của cá nhân xuất phát từ mong muốn được mọi người chú ý và xu hướng quan tâm đến trải nghiệm của người khác hoặc những giá trị, chuẩn mực mà xã hội đề ra (4). Đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy tự hào và đắc chí khi bản thân có mức thu nhập cao hơn hoặc chỉ đơn giản là được hưởng thụ những điều tốt đẹp hơn người khác.
Từ đó, có thể thấy hiệu ứng tâm lý này càng biểu hiện rõ hơn khi đặt trong các bối cảnh xã hội, cụ thể là khi chúng ta so sánh giữa người với người.
Hiệu ứng tương phản khoái lạc chi phối cả cảm xúc lẫn những quyết định của chúng ta trong cuộc sống. Mấu chốt chính là điểm tham chiếu mà chúng ta chọn.
Trong một nghiên cứu, Giáo sư trợ giảng Guy Voichek và Giáo sư Nathan Novemsky tại Đại học Yale (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra một khía cạnh thú vị của tương phản khoái lạc trong tình huống liên quan đến tài chính mà khách thể phải so sánh với người khác. Một người khi thắng được 2, 20 hoặc 100 USD cũng đều cảm thấy vui vẻ, nhưng trong trường hợp bị thua mất 20 USD và so sánh với người khác thì diễn biến tâm lý của người đó sẽ trở nên phức tạp hơn.
Sau khi so sánh, nếu biết mình lẽ ra chỉ mất có 2 USD, người đó sẽ cảm thấy suy sụp và tồi tệ, nhưng khi nghe tin mình có nguy cơ mất đến 100 USD, người đó lại thở phào nhẹ nhõm và không còn tiếc nuối nữa (5).
Như vậy, trong cùng một bối cảnh với những điểm tham chiếu khác nhau, cảm xúc tích cực của chúng ta ít chịu tác động, nhưng những cảm xúc tiêu cực, hay cụ thể là nỗi buồn và cơn đau, lại thay đổi và phụ thuộc vào "điểm tham chiếu". Hai nhà nghiên cứu gọi đây là "tương phản khoái lạc bất đối xứng" (asymmetric hedonic contrast) (5).
Không dừng lại ở các trạng thái cảm xúc vui - buồn, điểm tham chiếu của tương phản khoái lạc còn ảnh hưởng lớn đến những quyết định mạo hiểm của chúng ta. Với suy nghĩ "được ăn cả, ngã về không", chúng ta thường dễ dàng chấp nhận rủi ro khi so sánh với một "điểm tham chiếu cao hơn" những gì mình có (6), chẳng hạn như trong nghiên cứu của hai Giáo sư Voichek và Novemsky, 100 USD lớn hơn nhiều so với 20 USD. Việc so sánh những rủi ro mình gặp phải với thất bại của người khác có thể tạo cho bạn một "ảo giác an toàn", trong khi biết đâu chính bạn cũng đang đối diện với hiểm họa.
Khi nhìn thấy một người bạn dành đến 70% thu nhập để đầu tư thay vì tiết kiệm, bạn như bị thôi thúc và cũng muốn "thử vận" với đầu tư. Vì vậy, bạn dành ra 50% thu nhập để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn cho những dự án đang thi công. Trong lòng bạn nghĩ rằng 50% tiền lương của mình thì chẳng đáng là bao so với 70% thu nhập mà bạn của mình đang bỏ ra. Tuy nhiên, bạn đã "quên" không tính toán rằng 30% thu nhập còn lại của người bạn đó có khi còn lớn hơn cả 50% lương của bạn, để rồi kết quả cuối cùng là bạn mất trắng khoản đầu tư đó vì chủ quan.
Sau khi biết về hiệu ứng tương phản khoái lạc, chúng ta có hai cách để luân phiên áp dụng chúng trong đời sống, cụ thể như sau:
Đối với việc đầu tư, nếu ngay sau một lần thua lỗ nhỏ, chúng ta lại thắng được một khoản đầu tư khác, thì bất kể khoản đó nhiều hay ít, chúng ta cũng sẽ vui vẻ với trải nghiệm đó. Việc cần làm tiếp theo chỉ là bảo đảm bản thân không ham vui mà sa vào bẫy so sánh để đặt cược cho một cuộc đầu tư liều lĩnh hơn.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.