Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao nhiều mối quan hệ thường rất nồng nàn vào thuở ban đầu nhưng về sau lại lạnh nhạt và trở nên xa cách? Do đối phương đã phải lòng người khác hay tâm lý chung của con người thường "cả thèm chóng chán"?
Tình yêu có những biểu hiện sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn nhiều và bao gồm mong muốn mạnh mẽ về sự thân mật và tiếp xúc thể xác. Thích một người là muốn bầu bạn với họ, còn yêu một người là quan tâm đến nhu cầu của họ cũng như là chính nhu cầu của ta vậy (2).
Ông cho rằng một mối quan hệ yêu đương được cấu thành từ ba yếu tố:
Theo những nghiên cứu từ trước đến nay, vẻ ngoài ưa nhìn là một yếu tố quan trọng để tình yêu chớm nở ở thời kỳ đầu. Thế nhưng, đây cũng là một con dao hai lưỡi. Nhà nghiên cứu tâm lý học về tình yêu Matsui Yukata chỉ ra những yếu tố quan trọng để tạo ra sức hấp dẫn đối phương trong các giai đoạn của tình yêu như sau.
Trong giai đoạn gặp gỡ, “gần gũi” là yếu tố quan trọng. Nếu không thể tiếp xúc thân mật với nhau thì mối quan hệ không thể bắt đầu (3), (4). Do vậy, có rất nhiều trường hợp bạn bè, đồng nghiệp ở cùng câu lạc bộ đội nhóm, lớp học, nơi làm việc hoặc bạn thân từ thuở nhỏ kết hôn với nhau (5).
Ngoài ra, trên con đường đi học, đi làm mỗi ngày, đôi lúc chúng ta vô tình liếc mắt thấy một người nào đó. Nếu số lần liếc thấy nhau tăng lên thì ta sẽ cảm thấy thân thiết và có thiện cảm với họ. Trong tâm lý học, hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên” (mere – exposure effect) (6).
Matsui cũng nói thêm rằng, nếu thích một ai đó, bạn có thể không cần phải chủ động bắt chuyện với họ, mà hãy dần tạo ra những cơ hội để hai bên tiếp xúc trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, nếu ấn tượng ban đầu của đối phương với bạn là xấu thì việc này sẽ phản tác dụng. Càng gặp nhiều, người ta sẽ càng ghét bạn, vậy nên hãy chú ý đến ấn tượng ban đầu (7), (8).
John Bowlby cho rằng việc một đứa trẻ tám tháng tuổi mỉm cười khi được mẹ dỗ dành sau mỗi lần khóc lóc là bằng chứng cho thấy giữa mẹ & đứa trẻ đã hình thành nên sự kết nối tin tuởng. Có thể nói rằng cảm giác tin tưởng cơ bản trong thời kỳ nhũ nhi này chính là dấu hiệu manh nha của khả năng yêu thương (9).
Một ví dụ khác, tất cả những hành động của trẻ sơ sinh như khóc lóc, nói bập bẹ, kêu gào... đều là để thu hút sự quan tâm của người mẹ. Đáp lại hành động gây chú ý đó, người mẹ sẽ dỗ dành, thay tả, cưng nựng, cho con bú... Những việc này sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn (cảm giác tin tưởng cơ bản).
Nhà tâm lý học John Alan Lee là người đã nghĩ ra việc chia tình yêu thành sáu dạng thức khác nhau, bao gồm (10):
Nhà nghiên cứu Matsui cho rằng tình yêu của thanh thiếu niên hiện nay chủ yếu rơi vào ba loại “mania”, “eros” & “agape”. Khi được hỏi về phản ứng của bản thân trước cách phân chia sáu kiểu tình yêu của John Alan Lee, cả nam và nữ đều ủng hộ tình yêu kiểu “mania”, tuy nhiên cũng có nhiều người nữ ủng hộ kiểu tình yêu “storge” và “pragma”.
Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer đã kể một câu chuyện ngụ ngôn như sau (11):
Hai con nhím cùng trải qua một mùa đông lạnh lẽo. Chúng nằm sát vào nhau những mong sưởi ấm cho nhau, thế nhưng khi nằm quá gần thì những cái gai trên cơ thể sẽ làm đối phương bị thương. Nếu chúng nằm xa nhau ra thì lại run lẩy bẩy vì lạnh. Do vậy, chúng buộc phải "gần rồi xa", nghĩa là sát lại gần bên rồi sau đó tách nhau ra để tìm kiếm một khoảng cách khiến chúng không bị thương mà vẫn cảm nhận được sự ấm áp từ thân thể của đối phương.
Nhà tâm lý học & bác sĩ tâm thần Leopold Bellak gọi mâu thuẫn này là "nghịch lý con nhím". Ông chỉ ra rằng nó có thể áp dụng vào mối quan hệ giữa người với người trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt là quan hệ yêu/ghét giữa nam và nữ.
Đồng ý với câu chuyện trên, nhà tâm lý học Sigmund Freud đã đề ra luận thuyết về những cảm xúc tương phản của con người (12). Ông cho rằng tình yêu và sự oán hận là những cảm xúc cuồng nhiệt nhất mà ta có. Ngoài ra, bởi vì hai cảm xúc này đều liên quan tới một người nên chúng sẽ tồn tại như hai mặt của đồng xu vậy.
Có thể nói rằng, ta càng quan tâm và yêu tha thiết một người thì càng nghĩ rằng mình ôm ấp trong lòng tình yêu mãnh liệt, thế nhưng, trong tình yêu đó cũng tồn tại những oán giận. Nên câu nói "thương nhau lắm cắn nhau đau" là hoàn toàn đúng theo tâm lý học.
Bốn giai đoạn của tình yêu được các nhà tâm lý học ghi nhận là (12):
Theo các nghiên cứu của nhà tâm lý học Elaine Hatfield và các cộng sự thì có 2 loại tình yêu cơ bản (13):
Thế nên, có thể nói, mối quan hệ có thể duy trì nhưng rung động của tình yêu không thể kéo dài tới cuối cuộc đời. “Tuổi thọ” tình yêu mà các nhà khoa học đo được là trong khoảng hai năm.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.