Thời trang xanh: Lựa chọn có trách nhiệm hay chỉ là chạy theo xu hướng?

Với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang tới môi trường, thời trang xanh – hay thời trang bền vững (sustainable fashion) – là một khái niệm ngày càng được quan tâm bởi nhiều nhà thiết kế, nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới. Bằng cách sử dụng nguyên liệu tái chế, có nguồn gốc từ thiên nhiên, quy trình sản xuất thân thiện, chất lượng cao và giá cả hợp lý, thời trang xanh không chỉ là xu hướng mà còn là một lựa chọn cho thấy trách nhiệm của con người đối với hành tinh này.

Chia sẻ
Thời trang xanh: Lựa chọn có trách nhiệm hay chỉ là chạy theo xu hướng?
stroke line

Sự "thức tỉnh trong thời trang" của Gen Z


Theo ước tính, ngành thời trang toàn cầu sử dụng tới 93 tỷ m³ nước mỗi năm – đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 5 triệu người (1). Bên cạnh đó, ngành này còn phải chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải carbon hàng năm, nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại (2), (3).


Vào năm 2019, báo cáo "The influence of Gen Z on fashion" (tạm dịch: "Ảnh hưởng của Gen Z tới thời trang") của McKinsey đã chỉ ra rằng trong 10 người tiêu dùng thuộc Gen Z thì có tới 9 người tin rằng các công ty cần có trách nhiệm với các vấn đề môi trường và xã hội (4). Điều này phần nào phản ánh việc họ ngày càng ủng hộ các thương hiệu phù hợp với giá trị "thời trang xanh". Có thể thấy rằng giới trẻ ngày nay không bị ràng buộc bởi các quy tắc hay xu hướng thời trang truyền thống, càng không tuân theo công thức cụ thể nào, mà thích tự tạo ra phong cách riêng của mình.


lelajournal


Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng như vậy, thời trang nhanh (fast fashion) và thời trang bền vững (sustainable fashion) đã trở thành hai khái niệm đối lập được chú ý trong ngành công nghiệp thời trang.


Do sự đối lập này, thời trang bền vững còn được biết đến với cái tên "thời trang chậm" (slow fashion).


Thời trang

truyền thống

Thời trang

bền vững/

xanh/chậm

Thời trang nhanh

Chất liệu

Sử dụng chất liệu truyền thống như lụa, gấm và thổ cẩm

Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường như vải sợi tự nhiên dễ phân hủy, vải hữu cơ

Để chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, các sản phẩm thường được làm từ polyester - một loại sợi tổng hợp giá rẻ và phải mất gần 200 năm để phân hủy

Quy trình sản xuất

Sản xuất theo mẫu thiết kế, sử dụng công nghệ khi cần sản xuất theo lô

Sản xuất theo quy trình có "đạo đức", giảm thiểu tối đa chất thải, sử dụng công nghệ ít gây ảnh hưởng đến môi trường

Sản xuất nhanh quần áo theo lô lớn để tiết kiệm chi phí

Chất lượng

Độ bền và độ thẩm mỹ cao

Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài (khi bảo quản tốt)

Sản phẩm không có tính bền vững, dễ bị lỗi mốt, xuống cấp sau một thời gian sử dụng

Giá cả

Phân khúc giá trung bình và cao

Phân khúc giá cao do sử dụng nguyên liệu bền vững và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường

Phân khúc giá thấp, phù hợp với số đông


Trong bài viết "Fast fashion speeding toward environmental disaster, report warns" (tạm dịch: Thời trang nhanh đẩy nhanh tốc độ hủy hoại môi trường, báo cáo cho hay) trên tờ The Guardian, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp thời trang cần có sự thay đổi cơ bản để giảm tác động tới môi trường của thời trang nhanh (5).


Bởi lẽ, "đây là một vấn đề mang tính toàn cầu" – Tiến sĩ Patsy Perry từ Đại học Manchester (Anh Quốc) cho hay (5).


(Nguồn:
(Nguồn: Gucci equilibrium)


Một số biện pháp được đề xuất bởi chuyên gia là cho thuê quần áo, cải tiến quy trình tái chế, áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng một cách sáng tạo các mảnh vải còn dư (5). Chẳng hạn, nhà mốt lớn Gucci đã từng ra mắt Gucci Off the Grid – dòng phụ kiện làm từ vải tái chế, tiếp đó là việc hợp tác với TheRealReal – nền tảng bán đồ xa xỉ đã qua sử dụng để sản phẩm "chạm đến tay" của những người dùng bình dân hơn. Không dừng lại ở đó, Gucci còn bền bỉ sản xuất chiếc túi màu xanh dùng giấy tái chế đã và đang được các fashionista vô cùng yêu thích (6).


Động thái này của Gucci phù hợp với nhận định của các chuyên gia về khái niệm "thời trang chậm" (slow fashion) – chính là tương lai bền vững duy nhất cho ngành công nghiệp thời trang và hành tinh này (5).


Tại Việt Nam, việc ưu tiên sử dụng nguyên liệu xanh đã trở thành phong trào thôi thúc các nhà thiết kế mở rộng sáng tạo. Bên cạnh các loại nguyên liệu từ thiên nhiên, như tơ tằm, sợi bông, sợi gai... thì ngay cả vỏ hải sản cũng được "biến" thành vật liệu mềm dẻo và phân hủy sinh học, có thể thay thế da động vật hoặc vải giả da.


Người mẫu mặc thiết kế của TômTex tại Tuần lễ Thời trang New York (Nguồn: TômTex)
Người mẫu mặc thiết kế của TômTex tại Tuần lễ Thời trang New York (Nguồn: TômTex)


TômTex, doanh nghiệp sản xuất vật liệu sinh học bền vững, được sáng lập bởi doanh nhân người Việt Uyên Trần và đặt trụ sở tại Thành phố New York (Hoa Kỳ). Sản phẩm của TômTex được kết hợp từ sợi nấm và chitin (dẫn xuất từ vỏ hải sản), với quy trình hóa học được đánh giá là "xanh 100%". Thành phẩm vải dệt​​ có thể phân hủy sinh học của TômTex hứa hẹn mang đến thêm một nguồn vật liệu dệt may thế hệ mới cho ngành công nghiệp thời trang xanh (7).


Tại Việt Nam, The 31 là một trong những thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng. Với thông điệp "Sống chậm lại để yêu thương bản thân nhiều hơn", The 31 luôn dành tâm huyết để tìm kiếm những chất liệu thân thiện với môi trường, cũng như ưu tiên chất lượng thay vì số lượng. Do đó, những sản phẩm của The 31 đề cao sự thoải mái, nhẹ nhàng và thỏa mãn 3 yếu tố là đẹp, bền và thân thiện với môi trường (8).


(Nguồn:
(Nguồn: The 31)


"Greenwashing" - Hành vi tiếp thị thời trang sai lệch


Bên cạnh những nhãn hàng "xanh chân thật" như vậy, chúng ta cần lưu ý rằng không chỉ trong ngành thời trang, người dùng Gen Z ở mọi nơi vẫn theo đuổi lối sống xanh và yêu cầu trách nhiệm từ nhiều công ty trong các ngành công nghiệp khác. Điều này dẫn tới thực trạng là một số thương hiệu ngày nay đang có xu hướng "tẩy xanh" (greenwash) sản phẩm của mình.


Trong sản xuất thời trang, các nhãn hàng có thể tẩy xanh bằng cách quảng bá rằng họ đang sản xuất nhiều sản phẩm "bền vững", nhưng thực tế thì quá trình sản xuất đó không thân thiện với môi trường như họ mô tả.


"Greenwashing" khiến cho cộng đồng người tiêu dùng cảm thấy hoang mang, mơ hồ và thậm chí là bất bình, bởi họ không biết chắc rằng sản phẩm được gắn mác "xanh" có thực sự là thời trang bền vững hay không. Từ đó, người dùng quan tâm tới thời trang bền vững vẫn phải đưa ra nhiều nỗ lực để tìm hiểu về nhãn hàng và sản phẩm.


lelajournal


Làm sao để bắt đầu theo đuổi thời trang "xanh chân thật"?


Bạn có thể bắt đầu phong cách thời trang xanh với những phương thức đơn giản như sau: 

  • Xác định phong cách bạn yêu thích và tìm ra tủ đồ linh hoạt cho riêng mình với những sản phẩm có thể kết hợp trong nhiều dịp. Mục tiêu của việc tạo ra một tủ đồ linh hoạt là giảm bớt việc tiêu thụ quá mức, giảm lượng rác thải thời trang và tạo ra một phong cách thời trang bền vững.
  • Kết hợp các món đồ trong tủ đồ linh hoạt. Ví dụ, chỉ với một chiếc áo sơ mi trắng, một chiếc quần jeans, một chiếc blazer và một đôi sneaker trắng, bạn đã có thể biến tấu theo 3 phong cách khác nhau:

- Đi làm: Bạn kết hợp áo sơ mi trắng cùng blazer và quần jeans để tạo nên vẻ ngoài chuyên nghiệp. Sneaker trắng sẽ giúp bạn thoải mái suốt cả ngày làm việc.

- Đi chơi: Chỉ cần bỏ chiếc blazer đi, bạn đã có một bộ trang phục thoải mái và trẻ trung hơn.

- Đi tiệc: Vẫn là sơ mi trắng và blazer nhưng không cài khuy, thay chiếc quần jeans bằng một chiếc váy ngắn, bạn đã có ngay một outfit để đi "quẩy".

  • Khi phát hiện trang phục bị hỏng, rách hay thiếu nút, thay vì vứt đi, bạn nên ưu tiên sửa chữa nó. Bạn có thể tìm một người thợ may uy tín và yên tâm "giao phó" món đồ của bạn cho họ. 
  • Nếu bạn muốn thay đổi phong cách thường xuyên hoặc nghiện mua sắm quần áo mới, hãy thử đến các cửa hàng bán đồ vintage hoặc second-hand. Ngược lại, nếu bạn muốn loại bỏ bớt đồ trong tủ quần áo, hãy tìm đến những cửa hàng thanh lý, tổ chức nhận đồ từ thiện hoặc "nhanh gọn lẹ" hơn là các hội nhóm thanh lý trên mạng xã hội, với tinh thần "cũ người mới ta".
  • Với những phong cách bạn đang muốn thử nghiệm nhưng chưa rõ liệu có hợp với mình không, hoặc những trang phục mà bạn chỉ mặc trong những dịp đặc biệt (đám cưới, tiệc...), bạn có thể chọn thuê quần áo. Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí và góp phần bảo vệ môi trường.
  • Việc giặt giũ và bảo quản quần áo đúng cách cũng là một cách tiếp cận thời trang bền vững. Giặt với nước lạnh/mát và chế độ nhẹ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chất liệu. Bạn nên sử dụng túi giặt dành riêng cho những trang phục dễ bị móc hỏng (như vải dệt kim, ren, lưới) để bảo vệ chúng trong khi giặt giũ.
  • Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các thương hiệu, nhãn hàng gắn mác "thời trang xanh", "bền vững"... Bạn cũng có thể tham gia các hội, nhóm chuyên trao đổi và phân tích về lĩnh vực này để nắm được nhiều thông tin hữu ích hơn.


lelajournal


Lựa chọn bảo vệ môi trường nhưng vẫn tỏa sáng với phong cách thời trang cá nhân độc đáo, bạn có thể bắt đầu hành trình thời trang xanh ngay hôm nay. Hành động này tưởng như nhỏ bé, nhưng thực tế là cũng có thể tạo ra những kết quả tích cực, tựa như hiệu ứng cánh bướm vậy.


Để nối tiếp chủ đề về thời trang xanh cũng như có một góc nhìn cụ thể hơn từ người trong cuộc, LeLa Journal đã có dịp trao đổi với nhà thiết kế người Việt Nam trong bài viết với tựa đề NTK Phạm Phan Hoàng Linh và hành trình thời trang bền vững tại Việt Nam: Không chỉ là câu chuyện về chất liệu.

Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về LeLa Shopping?

Khám phá thêm
vector