Chúng ta thường nhắc tới thao túng (manipulation) như một chiến thuật tâm lý vô cùng "ghê gớm" hoặc đi kèm với một ý đồ ám muội. Đặc biệt trong công việc, việc thao túng hoặc bị thao túng có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp cũng như hiệu suất công việc của chúng ta. Nhưng thao túng có thật sự đáng sợ tới mức đó không? Bạn hãy cùng LeLa Journal tìm hiểu xem nó có tồn tại trong môi trường công sở của bạn không nhé.
Thao túng (manipulation) là hành vi với mục đích lợi dụng, kiểm soát hoặc tác động tới người khác vì lợi ích của bản thân (1). Theo một quan điểm khác, thao túng cũng chỉ được xem như một sự tác động xã hội, bao gồm các cách thức chủ động thay đổi hành vi của người khác, mà không nhất thiết phải đi kèm với ý đồ hiểm độc (2).
Như vậy, trong nhiều trường hợp, "manipulation" có thể chỉ đơn thuần là sự tác động tới người khác, được áp dụng trong rất nhiều khía cạnh của đời sống.
Trong môi trường công sở, có nhiều cách thức thao túng mà người quản lý, đồng nghiệp hoặc thậm chí là chính chúng ta đã, đang và sẽ sử dụng để gây ảnh hưởng đến tâm trạng, ý kiến, hành vi... từ đó gián tiếp tác động đến hiệu suất và kết quả công việc.
Thực tế thì những cách thức thao túng này cũng có thể là công cụ hữu ích để chúng ta đạt được những yêu cầu từ cấp trên, hoặc "được dịp" nâng cấp bản thân trong công việc. Thao túng được xem là tích cực khi thỏa mãn hai điều kiện là yêu cầu chính đáng và thông điệp được truyền đạt đúng mực (3), (4).
Việc tìm hiểu 11 chiến thuật thao túng tâm lý tại nơi công sở mà Lela Journal mang đến dưới đây không nhằm mục đích để chúng ta "học lỏm" với mục đích vụ lợi cá nhân, mà người viết chỉ cung cấp các dấu hiệu cần thiết để bạn có thể tự mình nhận diện, nhìn thấu và có sự kiểm soát tình thế khi đưa ra các quyết định ở nơi công sở.
Đây là một hình thức thao túng mà người áp dụng sẽ trở nên "quyến rũ" để tác động lên cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người khác nhằm đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, sự quyến rũ không hoàn toàn là về mặt tính dục hay thể xác. Sự thật là chúng ta vẫn có thể dễ dàng bị mê hoặc bởi một dáng vẻ đáng yêu hoặc một cử chỉ ân cần.
Bạn có thể bắt gặp kiểu thao túng này qua một số phương thức như sử dụng kỹ thuật giao tiếp hấp dẫn với giọng điệu, tốc độ nói và lựa chọn từ ngữ "bắt tai", từ đó tạo cảm giác thoải mái và gần gũi. Một số người áp dụng chiến thuật này khéo léo đến nỗi có thể thay đổi giọng điệu và điều chỉnh tông giọng trong tích tắc tùy theo đối tượng giao tiếp.
Thực tế là một người quản lý dễ gần, dễ mến cũng đang áp dụng chiến thuật mê hoặc này để thúc đẩy nhân viên làm việc hăng hái và hiệu quả hơn.
Hình thức thao túng này là cách để một người đưa ra yêu cầu, đi kèm với lý do tương đối hợp lý và lập luận "tuyệt vời", nhằm thuyết phục mọi người hành động có lợi cho mình.
Nhìn chung, đây là một chiến thuật khá... dễ chịu, chỉ cần học giỏi lý luận triết học là bạn đã có thể thông thạo.
Có một số ví dụ về chiến thuật này như sau:
Về đề tài này, mời độc giả tham khảo thêm các bài viết sau trên LeLa Journal: Vì sao những doanh nhân trên thế giới lại đang "đổ xô" đi học Triết? và Muốn lãnh đạo kinh doanh, hãy làm học trò của Plato.
Ở nơi công sở, đây là một cách để tạo ra sức ép hoặc áp đặt ý kiến, quyết định đối với nhân viên và đồng nghiệp, thông qua việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc đe dọa. Điều này thường được thực hiện khi chúng ta sử dụng vị thế quyền lực, áp lực từ lãnh đạo và tổ chức, thậm chí là sử dụng viện tới biện pháp trừng phạt để ép buộc.
Một số ví dụ về hình thức ép buộc nơi công sở gồm:
Ba đánh một không chột cũng què. Nếu bạn rơi vào tình huống này thì có thể bạn đang phải "hứng chịu" chiến thuật ép buộc này.
Đây là hình thức tạo áp lực tại nơi công sở thông qua việc "giận dỗi", không nói bất kỳ điều gì hoặc không đưa ra phản hồi, phê phán, tương tác trực tiếp. Điều này có thể khiến người bị thao túng cảm thấy bất an, lo lắng và sự không chắc chắn về tình hình hoặc vị thế của mình.
Nghe qua thì có thể thấy chiến thuật im lặng này đôi khi cũng giống sự ép buộc, vì chúng cũng có thể được áp dụng xen kẽ nhau. Tuy nhiên, để chắc chắn về sự im lặng trong môi trường công sở, bạn có thể xác định liệu "đối phương" có đang im ỉm để bạn "tự bơi" hay không.
Một số ví dụ thường thấy như sau:
Hình thức thao túng tâm lý này được thực hiện thông qua việc cố ý tiết lộ hoặc thể hiện sự tự hạ mình và thiếu tự tin. Mục tiêu của hình thức này là tạo ra sự phụ thuộc, áp lực tình cảm, cảm giác cảm thông và khơi gợi lòng trắc ẩn từ người khác, từ đó kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng tới họ.
Đây là hình thức thao túng mang tính chủ động, thường được áp dụng bởi những người có khả năng "diễn" tốt.
Đây là một cách tạo sự ảnh hưởng hoặc kiểm soát người khác thông qua việc thể hiện sự yếu đuối, hoặc sự khó khăn vượt qua những thách thức trong môi trường làm việc.
Đây có thể xem như một hình thức hạ mình vô cùng "trực diện" và tác động tới một hành động hoặc tình huống cụ thể hơn.
Đây gần như là một hình thức kiểm soát người khác thông qua việc đưa ra các yêu cầu hoặc mục tiêu, dựa trên sự thôi thúc tinh thần trách nhiệm hoặc sự tự trọng của một người. Điều này dẫn đến việc người khác cảm thấy bản thân cần phải thực hiện theo yêu cầu được đưa ra để gìn giữ, bảo vệ trách nhiệm, danh dự của mình.
"Nhưng bạn đã hứa là bạn sẽ giúp tôi trong dự án này mà!" - đây là một câu nói viện dẫn trách nhiệm.
Đây là sự kết hợp giữa các mối đe dọa hung hăng, cứng rắn, thô bạo, dối trá và bạo lực (3). Nhìn chung, hình thức này khá vô lương tâm và tàn bạo, với mục tiêu là kiểm soát, gây áp lực hoặc đánh bại người khác trong môi trường làm việc.
Khi áp dụng cách này, một người có thể:
"Khơi gợi khoái lạc" có thể là sự hứa hẹn về những điều tích cực, thú vị hoặc hấp dẫn để khích lệ người khác hành động. Cũng theo đó là tạo ra sự kích thích, sự hứng thú hoặc một quyền lợi đủ "hời" để thúc đẩy lòng tham của người khác.
Tuy nhiên, khơi gợi khoái lạc cũng có thể là sự khích lệ tích cực mà sếp có thể dành cho nhân viên. Về cơ bản, khi áp dụng chiến thuật này, người sếp đang trao cho nhân viên những miếng bánh, bất kể đó là bánh ngọt hay... "bánh vẽ".
Một số ví dụ của cách thức này gồm có:
"Người khác làm được, sao bạn thì không?" - đây chính xác là lời của một người đang so sánh xã hội (5).
Hình thức này tạo ra cảm giác tự ti hơn hoặc tự tin hơn, tùy theo từng tình huống. Trong môi trường công sở, mọi người tạo ra cho nhau những "tiêu chuẩn" và qua đó, so sánh lẫn nhau.
Đây là một chiến thuật phổ biến trong quản lý nhân sự và tạo động lực làm việc, mà người quản lý sử dụng các phần thưởng tiền tệ để tác động đến nhân viên. Việc nhận được tiền thưởng ngay sau khi thực hiện thành công một nhiệm vụ hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể có thể tạo ra cảm giác hứng khởi cho nhân viên, thúc đẩy họ cống hiến và làm việc hiệu quả hơn.
Tóm lại, thao túng hay bị thao túng đôi khi chỉ là một sự lựa chọn. Ngay cả lối suy nghĩ "bán mình cho tư bản" suy cho cùng vẫn là một thái độ và hình thức mưu sinh chính đáng mà ở đó, ai cũng có lý tưởng và những mục tiêu cho riêng mình. Nhưng nếu muốn đạt được những thành tựu nhất định, nguyên tắc lớn nhất vẫn là bất kỳ ai cũng phải không ngừng hoàn thiện năng lực và kỹ năng, còn những chiến thuật thao túng chỉ là những "chiêu" và "mẹo" rất nhỏ, so với những nỗ lực khác trên hành trình tạo lập và củng cố sự nghiệp.
Thậm chí, đôi khi, bạn biết rằng mình đang bị thao túng hoặc bị tác động, nhưng bạn vẫn có thể "nhắm mắt làm ngơ" vì bạn biết rằng mình có thể chăm chỉ hơn và nỗ lực hơn. LeLa Journal chỉ giới thiệu bài này để nếu như những sự thao túng ấy đi quá giới hạn, bạn có thể tự bảo vệ mình, giúp giữ lại những bản sắc cá nhân và các quyền lợi cơ bản nhất.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?