Tài chính là vấn đề quan trọng mà các cặp đôi cần "cân đo đong đếm" một cách rõ ràng, nhưng lại là một trong những vấn đề khó nói nhất trong mối quan hệ. Chỉ cần trao đổi và thống nhất được về điều này, hai người sẽ có được nền móng để dần xây dựng nên sự thân mật tài chính (financial intimacy).
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng việc quản lý tài chính không chặt chẽ sẽ tác động tiêu cực tới tình cảm giữa bạn và nửa kia (1), nhưng dường như không phải ai cũng trang bị cho bản thân đủ kiến thức và có sự chuẩn bị tốt về vấn đề này.
Trong bài viết hôm nay, LeLa Journal sẽ chia sẻ với độc giả 4 câu hỏi để mở đầu các cuộc đối thoại về chủ đề "nhạy cảm" này, để từ đó hai bạn dễ dàng mở lòng và xây dựng sự gắn kết tài chính trong mối quan hệ hơn.
Lưu ý: Đây là những câu hỏi được các chuyên gia tâm lý khuyến khích các cặp đôi nên trao đổi thẳng thắn với nhau trước những thời điểm bước ngoặt của mối quan hệ như chuyển vào sống chung hay kết hôn.
Tuy đây không phải tình huống có khả năng cao xảy ra, nhưng viễn cảnh giả định này sẽ giúp mỗi người biết được phản ứng của "nửa kia" về việc chi tiêu một khoản tiền lớn bất ngờ nhận được.
Theo ý kiến của các chuyên gia, câu hỏi trên vận dụng hiệu ứng đóng khung (framing effect) (2), đặc biệt hữu ích đối với các cặp đôi đến từ các nền văn hóa và kinh tế xã hội khác nhau. Nó phần nào cho thấy các giá trị cốt lõi (key values) về tài chính mà mỗi cá nhân dựa vào đó làm nền tảng xác định mục đích chi tiêu hoặc kiến thức tiền tệ cho riêng mình.
Ngoài ra, câu hỏi này cũng giúp bạn xác định quan điểm về vấn đề tiền bạc của đối phương, đồng thời cho phép bạn hình dung rõ ràng hơn những gì người kia mong muốn nhằm đưa ra những quyết định tài chính chung tốt hơn.
Trao đổi về việc thiết lập mục tiêu tài chính trong tương lai sẽ cung cấp thêm góc nhìn cụ thể về những mong muốn mà hai bạn đang vạch ra với tư cách là một cặp đôi.
Trong trường hợp các bạn quyết định dọn đến ở cùng nhau khi mới bắt đầu sự nghiệp và chưa kết hôn hay có con cái, câu hỏi này có thể giúp bạn định hướng những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Những ưu tiên tài chính còn có vai trò phản ánh thứ tự ưu tiên từng khía cạnh cuộc sống của hai bạn, giúp bản thân mỗi người trong mối quan hệ biết và hiểu đối phương hơn.
Câu hỏi này tưởng chừng "khó nghe" và thẳng thừng quá mức, nhưng lại là cầu nối cần thiết để mỗi cặp đôi hiểu rõ nhau hơn trước khi chính thức quyết định "chung nhà". Cụ thể, cả hai sẽ hiểu được khả năng tài chính của đối phương để tránh "vỡ mộng" hoặc những hiểu lầm không đáng có trong việc chi tiêu chung về sau.
Việc minh bạch từ hai phía trong vấn đề thu nhập, các khoản vay, tiết kiệm... sẽ giúp hai người không phải lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy khó chịu, bất công khi phát hiện ra những bất cập về tiền bạc khi chung sống. Bên cạnh đó, khoảng cách về năng lực tài chính cũng thường là yếu tố dẫn đến bất hòa trong đời sống hôn nhân vì dễ khiến một trong hai có cảm giác "thua thiệt". Vì theo các nghiên cứu tâm lý học hành vi của con người trong vấn đề tài chính, chúng ta thường tin rằng người nào kiếm được nhiều tiền hơn sẽ có khả năng tác động nhiều hơn tới quyết định chung của hai người (3), (4), (5).
Do đó, trả lời chân thành và thẳng thắn câu hỏi này trước khi "hai ta về một nhà" có thể sẽ giúp cả hai đưa ra giải pháp đồng thuận cho việc quyết định tài chính chung sau này.
Khi quyết định về cùng một nhà, cả hai sẽ không tránh khỏi những kế hoạch tài chính chung, nhưng chắc hẳn, mỗi người vẫn có những nhu cầu tài chính cá nhân. Vì vậy, việc giao tiếp và thống nhất rõ cách cả hai tiếp cận các khoản thu, chi là điều các cặp đôi nên làm.
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và khả năng tài chính của mỗi người, hai bạn có thể cân nhắc: tách biệt chi tiêu hoàn toàn, phần chung phần chia, hay chung tất cả. Nếu hai người có những tài sản chung, cả hai nên trao đổi và thỏa thuận rõ, phòng trường hợp "đường ai nấy đi" thì tài sản sẽ được phân chia như thế nào. Bởi căn cứ theo luật Hôn nhân và gia đình (2014) và Bộ luật dân sự Việt Nam (2015):
Căn cứ điều 16 Luật hôn nhân và gia đình (6):
"Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Ngoài ra, tại điều 219 Luật dân sự Việt Nam (7):
"Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
Như vậy, khác với việc kết hôn có giấy chứng nhận rõ ràng rằng phân chia tài sản chung, riêng sẽ dựa trên thời điểm cả hai bắt đầu cuộc sống hôn nhân, trường hợp sống chung và không đăng ký kết hôn mà phải phân chia tài sản chung lại được xem xét dựa trên sự đồng thuận và thống nhất.
Để xây dựng được sự thân mật tài chính (financial intimacy), bên cạnh việc trao đổi và thấu hiểu được đối phương, thái độ của mỗi người về việc này cũng rất quan trọng.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.