Trong bối cảnh mà mối quan hệ xã hội và tương tác giữa con người ngày càng quan trọng, việc nắm vững kỹ năng EQ không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển khả năng tự chủ và tự giác, mà còn là chìa khóa quan trọng để tạo nền móng vững chắc cho một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.
Trí tuệ cảm xúc (Emotional quotient - EQ) là khả năng quản lý cả cảm xúc của bản thân và hiểu được cảm xúc của những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc định hình và thành công của cá nhân trong môi trường làm việc hiện đại. Không chỉ là khả năng xử lý thông tin hay giải quyết vấn đề, EQ còn liên quan mật thiết đến khả năng hiểu biết và quản lý cảm xúc - cả của bản thân và của người khác.
EQ gồm năm yếu tố chính (1):
Thông thường, những người có EQ cao có thể xác định được bản thân đang cảm thấy thế nào, những cảm xúc đó có ý nghĩa gì và tác động như thế nào đến hành vi của bản thân và những người xung quanh... Ngoài ra, việc quản lý cảm xúc của người khác lại khó hơn bởi chúng ta khó có thể can thiệp vào cảm giác hoặc hành vi của họ. Song, nếu có thể xác định được cảm xúc đằng sau những hành vi đó, chúng ta dễ tìm ra được cách tương tác phù hợp nhất trong mọi hoàn cảnh.
Theo những nghiên cứu từ Đại học Harvard, có một số dấu hiệu cụ thể để nhận biết người có EQ thấp và người có EQ cao (2).
Người có EQ thấp thường có những dấu hiệu sau:
Trong khi đó, người có EQ cao lại có những biểu hiện khác:
Người có EQ cao thường sở hữu bộ kỹ năng giao tiếp ấn tượng, đặc biệt là trong cách quản lý xung đột và đàm phán – những kỹ năng quan trọng tại nơi làm việc. Những nhân viên có thể tự điều chỉnh cảm xúc của mình thường không đưa ra những quyết định bốc đồng vì họ thường có tư duy nhạy bén, suy nghĩ khách quan trước khi hành động.
Sự đồng cảm và thấu hiểu cũng là một phần quan trọng trong tinh thần đồng đội tại nơi công sở. Khi nhìn ra hành vi của người khác tới từ vấn đề cảm xúc tiềm ẩn bên trong, bạn cũng có thể giúp họ quản lý cách tương tác trong mối quan hệ, khiến người khác cảm thấy được lắng nghe.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao, nhân viên không chỉ cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn làm việc rất hiệu quả (3).
Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình bằng cách luyện tập một số điều sau (2):
Trước tiên, hãy tự đặt ra một số câu hỏi như sau:
Việc dành một chút thời gian để gọi tên cảm xúc, đánh giá và điều chỉnh phản ứng là một bước không thể thiếu đối với những người muốn cải thiện EQ.
Đừng chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân, mà hãy tiếp tục kiểm tra bằng cách hỏi bạn bè, gia đình... xem họ đánh giá trí tuệ cảm xúc của bạn như thế nào.
Cụ thể, hãy hỏi họ về cách họ nhìn nhận bạn, đặc biệt là khi bạn phản ứng với những tình huống khó khăn, xử lý xung đột... cũng như hỏi nhận định của họ về khả năng đồng cảm của bạn.
Nghe có vẻ không liên quan nhưng đây đúng là cách để cải thiện trí tuệ cảm xúc. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng đọc sách văn học với các nhân vật phức tạp có thể cải thiện khả năng đồng cảm (4). Không chỉ như vậy, việc đọc những câu chuyện từ góc nhìn của người khác sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về suy nghĩ, động cơ và hành động của họ, đồng thời có thể giúp nâng cao nhận thức xã hội của bản thân.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?