Trong những năm qua, tình trạng ROCD (Relationship OCD - chứng ám ảnh cưỡng chế trong mối quan hệ tình cảm) bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý từ nhiều nhà nghiên cứu vì sự ảnh hưởng của nó lên hạnh phúc của các cặp đôi. Trong bài viết này, hãy cùng LeLa Journal tìm hiểu thêm về ROCD để thấy được mức độ tác động tiêu cực của triệu chứng tâm lý này, qua đó rút ra được một số lưu ý để tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc.
A và B là một cặp vợ chồng yêu nhau mặn nồng - điều này không thể phủ nhận, tuy nhiên anh ấy liên tục bận tâm đến những mối quan hệ trong quá khứ của vợ mình. A dành hàng giờ để suy nghĩ về quá khứ của B. Đến mức, A bắt đầu hỏi về những người đối tác trước đây của B, tra hỏi cô về cảm xúc và chuyện chăn gối. A ghen tị với những người đàn ông này, mặc dù anh biết điều đó không giải quyết được vấn đề gì cả. Anh ấy muốn dừng những hành động này lại nhưng không thể và cả hai vợ chồng phải chịu đựng những khổ đau không có hồi kết.
Theo Tiến sĩ Guy Doron và Tiến sĩ Danny Derby, nhân vật A trong câu chuyện kể trên mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong mối quan hệ, hay còn là ROCD (1).
"Rối loạn ám ảnh cưỡng chế về mối quan hệ" (relationship obsessive compulsive disorder - ROCD) là một loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế mới được công nhận, chủ yếu liên quan đến nỗi sợ hãi và nghi ngờ trong một mối quan hệ thân mật hoặc lãng mạn (1), (2).
Những người mắc chứng ROCD có thể trải qua những suy nghĩ sợ hãi và lo lắng dai dẳng về việc liệu đối tác của họ có đủ tiêu chuẩn phù hợp. Đồng thời, họ cũng nghi ngờ về việc liệu có cần chấm dứt mối quan hệ hay không (3).
Trường hợp A kể trên là một trong những ví dụ tiêu biểu về ROCD phổ biến khi anh bị ám ảnh (obsessive) bởi những suy nghĩ về người cũ của vợ. Khi bị những suy nghĩ đó chi phối, A bắt đầu có những hành vi cưỡng chế (compulsive) như liên hệ với những đối tác cũ của vợ để tìm hiểu, liên tục hỏi cô ấy để khẳng định chắc chắn về tình cảm của hai người.
Vậy những suy nghĩ và hành vi cưỡng chế khác có thể bắt gặp ở những người mắc ROCD là gì?
a. Những ám ảnh chung của ROCD: Trong tình trạng này, một người có thể trải qua những nghi ngờ đến mức "ám ảnh" về bạn đời hoặc tình yêu dành cho họ. Những nỗi ám ảnh thường bắt gặp của ROCD liên quan đến việc đặt các câu hỏi liên tục về suy nghĩ và cảm xúc của đối tác của họ, bao gồm (2):
Chắc hẳn các độc giả đã ít nhiều nghe tới series You trên nền tảng Netflix. Hành vi ám ảnh của nhân vật chính dường như cũng khá giống với mô tả ROCD phải không?
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ có chuyên gia mới có đủ năng lực và trách nhiệm để đưa ra chẩn đoán về ROCD.
b. Hành vi cưỡng chế (compulsion) chung của ROCD: Đây là những hành vi thường thấy ở một người mắc chứng ROCD, liên quan tới sự nghi ngờ, căng thẳng và đau khổ cho chính bản thân cũng như đối tác của họ. Một số hành vi cưỡng chế phổ biến liên quan đến ROCD gồm (2):
Những hành vi và nỗi ám ảnh mà chúng tôi đưa ra phía trên có thể dễ bắt gặp trong các mối quan hệ cặp đôi hoặc trong các... mẩu chuyện cười về sự ghen tuông khi yêu đương. Còn ở thực tế, mức độ phổ biến của ROCD như thế nào?
Số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) suốt đời được ước tính là khoảng từ 2 - 3%, và trong gia đình, tỷ lệ này là khoảng từ 10 đến 11% đối với các thành viên gần gũi như cha mẹ, con cái và các anh chị em (4). ROCD là một phân nhóm thuộc OCD, còn tương đối mới và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ROCD có thể ảnh hưởng đến khoảng 6% số người mắc OCD, với tỷ lệ cao hơn ở những người đang tìm cách điều trị triệu chứng tâm lý này (5).
Nghiên cứu này diễn ra ở các nước như Israel và Úc, hiện chưa có công bố liên quan riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, với xu hướng chung trên toàn thế giới cộng với việc gia tăng vấn đề trong mối quan hệ như gần đây thì đất nước chúng ta cũng không nằm ngoại lệ. Bên cạnh đó, tiến trình đối phó với ROCD cần đến nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài.
Tin vui là trong những nghiên cứu mới đây, các nhà tâm lý học đã tìm ra được một "liều thuốc" mấu chốt trong tiến trình đối phó với người mắc ROCD.
Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng Ran Littman chuyên điều trị ROCD. Ông là thành viên của nhóm nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc phát triển, nâng cao và giúp cho phương pháp điều trị ROCD có thể tiếp cận được (6).
Theo ông, nhiều người mắc ROCD vô cùng lo sợ sẽ bị mắc kẹt trong vòng đau khổ vô tận. Họ thường che giấu những suy nghĩ ám ảnh bắt nguồn từ nỗi sợ bị đối tác từ chối. Trớ trêu thay, điều này lại tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ.
Ngược lại, việc chia sẻ trải nghiệm về những nghi ngờ có thể làm giảm bớt sự cô lập và gánh nặng đang đeo bám những người mắc ROCD. Việc tiết lộ được lên kế hoạch chu đáo thậm chí có thể giúp bình thường hóa trải nghiệm về những bất ổn trong mối quan hệ, giúp giảm bớt những lo toan của họ (6).
Dễ nhận thấy rằng việc tiết lộ ROCD cho đối tác là một vấn đề tế nhị đòi hỏi sự nhạy cảm, khéo léo và cần có nguyên tắc. Theo Tiến sĩ Ran Littman, những nguyên tắc này gọi là xây dựng lộ trình tự bạch (roadmap to disclosure), gồm có một số điều sau (7):
Nhưng quan trọng hơn cả, khi bạn cảm thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang gặp vấn đề về tâm lý, hãy cố gắng tìm kiếm ý kiến của chuyên gia càng sớm càng tốt nhé.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.