TikTok, Reel và YouTube Shorts được thiết kế với các thuật toán "gây nghiện" để khiến người dùng nán lại trên ứng dụng càng lâu càng tốt, đồng thời có xu hướng thích xem nội dung ngắn vì dễ tiếp nhận thông tin, ít tốn thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, điều này cũng giống như một dạng "thức ăn nhanh" cho não bộ - tiện lợi và nhanh nhưng tác hại thì lâu dài.
Trong thời đại công nghệ số, các ứng dụng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram... là một phần trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người (1) và cũng là công cụ để người trẻ giảm bớt căng thẳng (2). Từ năm 2016 đến nay, ngành công nghiệp nội dung ngắn (short-form video), bao gồm các bài đăng trên blog, bài đăng trên các ứng dụng xã hội và các video dạng ngắn đã phát triển nhanh chóng. Để thu hút khách hàng, các thuật toán được thiết kế để phân tích sở thích và hành vi của người dùng bằng các nội dung ngắn khiến bạn thích thú và tò mò.
Hành vi của người dùng thường được phản ánh thông qua thời gian xem nội dung và việc bạn có tương tác bằng cách chia sẻ hoặc lưu về nội dung đó hay không.
Thuật toán của TikTok, Facebook, Youtube... không chỉ đề xuất nội dung ngắn bạn thích mà còn đề xuất nội dung mà người dùng tạo ra (3). Khi "vuốt" tay trên ứng dụng và xem các video ngắn này, chúng ta cảm thấy thích thú vì não bộ tiết ra dopamine - một loại "hormone hạnh phúc" giúp tâm trạng dễ chịu (4). Dẫn đến việc bạn ngày càng say mê TikTok, cuộn qua Instagram hay lướt Facebook mỗi khi có thời gian rảnh. Nội dung ngắn này làm ta ngày càng chìm đắm, tương tự như "nghiện" một "món ăn nhanh" cho não bộ - thứ thực phẩm giàu calo, tiện lợi nhưng thực tế thì lại nghèo chất dinh dưỡng (5) và tác hại thì kéo dài.
Cùng với sự lan rộng của nội dung ngắn, chúng ta ngày càng lãng phí hàng giờ, hàng ngày khi lướt mạng xã hội. Các nhà khoa học sử dụng dopamine để đo lường "tiềm năng gây nghiện của bất kỳ trải nghiệm nào". Dopamine càng được giải phóng nhiều, trải nghiệm đó càng gây nghiện. Việc lạm dụng, tiêu thụ quá nhiều "thức ăn nhanh gây nghiện" này dẫn đến các hệ quả:
"Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật" - Ngạn ngữ phương Tây.
Dần dần, khi phải đọc và xem các nội dung dài, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu và nhanh chóng bỏ cuộc (7). Kết quả, chúng ta chỉ thích tìm đến những nội dung ngắn mà bộ não ghi nhớ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà "thức ăn nhanh" này mang lại, cụ thể như sau:
Sau đây là một số cách để chúng ta có thể học tập kiến thức từ các nền tảng có nội dung ngắn.
Việc bấm vào những nút từ chối xem nội dung chính là một cách để "đào thải những thức ăn xấu và biến chất" khỏi trang mạng xã hội của bạn, đồng thời đưa ra cho các nền tảng sử dụng thuật toán một thông điệp rằng: Tôi từ chối tiếp nhận những nội dung độc hại này, đừng cho tôi xem chúng nữa.
Có thể thấy, vấn đề của nội dung ngắn không chỉ nằm ở các nền tảng sử dụng thuật toán, mà còn ở cách chúng ta và các nhà sáng tạo sử dụng chúng vì mục đích gì. Do đó, đã đến lúc bạn phải khó tính hơn với thời gian và sự chú tâm của mình dành cho nội dung ngắn, thông qua vài gợi ý sau nhé:
1. Các quy tắc "cai nghiện" nội dung ngắn
2. Cân bằng giữa nội dung ngắn và nội dung dài
Các nhà sáng tạo nội dung ngắn chất lượng và chỉn chu đều dành nhiều thời gian nghiên cứu và tiếp thu các nội dung dài. Chẳng hạn như: đọc sách, nghe podcast, xem phim tài liệu, dự hội thảo và học các khóa học để nâng cao chuyên môn. Trong đó, sách là hình thức lưu trữ tri thức và giải trí được sử dụng rộng rãi nhất (11); và là sự ưu tiên hàng đầu của các nhà sáng tạo nội dung chân chính. Bởi sách nghiên cứu sâu sắc vào chủ đề cụ thể mà các dạng nội dung dài khác khó mà diễn đạt đầy đủ được.
3. Thử sáng tạo nội dung ngắn
Hãy thử truyền tải thông tin từ một nội dung dài mà bạn đã biết để tạo thành một nội dung ngắn chất lượng. Bạn sẽ nhớ kiến thức đã học được lâu hơn, bằng cách giải thích lại cho chính mình và cho người khác. Chúng ta có thể bắt đầu với việc viết blog, sản xuất podcast…
Chúng ta cần bao lâu để lấy lại sự tập trung? Theo nghiên cứu của Đại học California tại thành phố Irvine (Mỹ), sau khi não bộ bị phân tán sự tập trung, chúng ta cần trung bình 23 phút 15 giây để trở lại đúng hướng suy nghĩ như trạng thái ban đầu (12).
Nội dung ngắn trên mạng xã hội là một dạng "thức ăn nhanh", rất "ngon" và khiến chúng ta dễ vui nhưng gây hại đến sức khỏe nếu sa đà và lạm dụng. Vì vậy, đừng xem nội dung ngắn như là một "món ăn chính" cho não bộ, mà hãy nạp thông tin một cách điều độ và hợp lý.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.