Khi còn nhỏ, chúng ta thường được cha mẹ căn dặn: "Không nên nói chuyện với người lạ". Đó là bài học đầu đời giúp bảo vệ những đứa trẻ non nớt và thơ ngây khỏi nguy hiểm khó lường từ người lạ. Thế nhưng, lời khuyên này không còn đóng vai trò "tấm khiên" bảo vệ khi chúng ta lớn lên mà ngược lại, trở thành "bức tường" chắn ngang giữa ta với hạnh phúc.
Có những bằng chứng khoa học cho thấy xây dựng các mối quan hệ xã hội giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nhà nghiên cứu Jessica Martino và các cộng sự đã kết luận: "Việc kết nối, tương tác với mọi người giúp duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện khả năng sống sót sau ung thư, giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch, giảm các triệu chứng trầm cảm và căng thẳng sau chấn thương" (1).
Còn nhà tâm lý học Julianne Holt-Lunstad thuộc Đại học Brigham Young (Mỹ) thì khẳng định: "Các mối quan hệ xã hội mang lại tác động tích cực vượt ra ngoài cảm giác hạnh phúc, nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất về lâu dài" (2).
Việc giao tiếp với người lạ sẽ đem lại cảm giác vui vẻ vì ba lý do chính:
Trong một nghiên cứu gần đây, hai nhà tâm lý học Paul Van Lange và Simon Columbus đã chỉ ra rằng hầu hết các cuộc trò chuyện với người lạ ít dẫn đến xung đột bởi giữa hai bên có mức độ phụ thuộc vừa phải và sự bình đẳng (3).
Bên cạnh đó, các mối quan hệ xã giao thực ra mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ, bởi lẽ trong một số trường hợp, người lạ thường cung cấp các thông tin hữu ích và đưa ra lời khuyên khách quan hơn.
Nghiên cứu này cũng đồng tình rằng đa số mọi người tìm được việc làm thông qua những người quen xã giao nhiều hơn là các mối quan hệ thân mật, gần gũi.
Tuy đơn giản nhưng hành động này ngay lập tức sẽ khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu. Chưa cần phải nói gì nhưng chỉ một hành động nhỏ như vậy có thể mở ra mối quan hệ mới cho bạn. Bạn có thể áp dụng ngay với những người bạn tình cờ gặp trên phố hay trong cửa hàng.
Những người bạn gặp thường xuyên nhưng không thực sự quen biết, chẳng hạn như nhân viên pha chế tại quán cà phê, nhân viên giao hàng, nhân viên lễ tân ở toà nhà… cũng được xếp vào nhóm những người lạ với bạn. Hãy bắt đầu làm quen bằng cách hỏi thăm công việc của họ và nói những câu đơn giản như "cảm ơn".
Đa số mọi người đều thích cảm giác được xem trọng. Một nghiên cứu cũng cho thấy khi được yêu cầu giúp đỡ, mọi người sẽ cảm thấy gần gũi và thân thiết hơn với bạn (4). Năm 2010, giáo sư Vanessa Bohns và cộng sự đã tiến hành một cuộc thử nghiệm thú vị. Cô yêu cầu một nhóm sinh viên đến gặp những người họ chưa từng quen biết và hỏi: "Liệu tôi có thể mượn điện thoại của bạn để gọi điện được không?". Trước khi thực hiện, hầu hết sinh viên đều cho rằng khả năng họ nhận được cái gật đầu là rất thấp. Tuy nhiên, kết quả lại hết sức bất ngờ, khoảng một nửa số người lạ được hỏi đã đồng ý cho mượn điện thoại (5).
Hóa ra việc nhờ người khác giúp đỡ không tệ như bạn nghĩ. Nếu bạn gặp vấn đề, đừng ngần ngại hỏi mọi người, điều đó không chỉ giúp bạn giải quyết khó khăn mà còn trao cho bạn một cơ hội để làm quen người khác nữa đấy.
Với những người bạn không thực sự quen thân, một cách dễ dàng để nói chuyện nhiều hơn với họ là chia sẻ những thông tin, kiến thức thú vị mà bạn nghĩ rằng họ sẽ quan tâm. Chỉ cần nói rằng: "Tôi mới tìm thấy/nghe được thông tin này rất hay và nghĩ ngay đến bạn". Điều đó dù nhỏ nhặt đến đâu cũng thể hiện thành ý, cho thấy chúng ta quan tâm và nghĩ về họ, từ đó mở đầu cho cuộc trò chuyện khắng khít hơn.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.