Có thể nói rằng "naive realism" đóng vai trò quan trọng trong việc con người hình thành tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh. Nhưng nếu quá sa đà vào Chủ nghĩa Hiện thực Ngây thơ này, liệu chúng ta có đang tự phức tạp hóa vấn đề?
"Naive realism" hay "Hiện thực Ngây thơ" cho rằng những điều chúng ta cảm nhận được qua giác quan sẽ trực tiếp mang lại sự hiểu biết thực thụ và đúng đắn về thế giới xung quanh, mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quan điểm của bất kỳ ai khác (1). Khi xét tới tương tác trong đời sống, người có lối tư duy hiện thực ngây thơ dễ cho rằng ý kiến của họ là tự nhiên và khách quan, còn ai có ý kiến sai khác, sẽ bị coi là chủ quan do đã chịu ảnh hưởng bởi thiên kiến (bias) (1), (2), (3).
Như vậy, hiện thực ngây thơ xảy ra khi một người nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo cảm nhận chủ quan, nhưng lại một mực tin rằng mình đang giữ lập trường khách quan.
Chẳng hạn, nếu một người tư duy theo lối hiện thực ngây thơ đang yêu thích một ban nhạc và cho rằng những nghệ sĩ này là giỏi nhất, tài năng nhất... thì đồng thời người đó cũng cho rằng mọi người xung quanh đều phải nghĩ (đồng ý) giống vậy. Trong quan điểm của người đó, bất kỳ ai suy nghĩ khác đều là lệch lạc (2), (3).
Tương tự như những thầy bói trong câu chuyện thầy bói xem voi, họ sẽ cãi nhau bất tận không ngừng nghỉ, vì ai cũng kết luận về con voi theo một cách phiến diện dựa vào những gì họ tiếp nhận được và tin đó là hiện thực duy nhất. Tuy nhiên, nhìn chung thì lối tư duy này vẫn là công cụ quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, giúp chúng ta nhận biết và tương tác với môi trường xung quanh. Bởi lẽ, nếu thiếu đi điều này, khả năng nhận biết, tiếp nhận thông tin từ giác quan của chúng ta có thể bị suy giảm (4).
Điều này tưởng như một nghịch lý, nhưng thực tế là khi đánh giá hiện thực bằng sự ngây thơ, chúng ta dễ rơi vào trạng thái thiếu sót thông tin, hoang mang, cảm thấy quan điểm sống của bản thân bị thách thức... Cụ thể như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần đánh giá ba vấn đề khiến một cá nhân có thể rơi vào lỗi tư duy này, gồm có:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng mắc phải lỗi tư duy này, khi bản thân một mực cho rằng quan điểm cá nhân là chính xác nhất.
Dưới đây là một số bước giúp chúng ta tránh rơi vào lỗi tư duy hiện thực ngây thơ, đặc biệt là trong sự nghiệp (2), (7), (8), (9):
Chấp nhận sự thật rằng người khác có quan điểm, trải nghiệm, cảm giác... khác mình. Hoặc giả, chúng ta có thể giảm dần mức độ cực đoan khi đánh giá (10), (11). Ví dụ, không cần thiết phải ngay lập tức chấp nhận một ý kiến trái ngược, mà chỉ cần tự nhủ rằng "có thể người khác cũng không nghĩ giống mình", "có thể chính mình trong lúc khác cũng không nghĩ thế này"...
Sau khi đã nhận biết về hiện thực với nhiều góc nhìn rộng mở và đa dạng, bạn mới dần tìm cách hiểu người khác (11). Thay vì chỉ coi mình là đúng, bạn hãy cố gắng trao đổi, tương tác, giao tiếp để hiểu thêm về người khác mà không đưa ra phán xét.
Ở bước này, hãy tập trung vào những yếu tố quan trọng và loại bỏ những yếu tố không cần thiết.
Chẳng hạn như khi hai người đồng nghiệp tranh cãi về màu sắc đôi giày để tặng đối tác. Sau một hồi lắng nghe để thấu hiểu nhau, họ nhận ra rằng mỗi người chọn màu sắc khác nhau là vì bản thân tưởng là đối tác thích màu đó, nghĩa là cả hai đều có chung mục đích nhưng lại có suy nghĩ khác nhau.
Hãy tự hỏi bản thân liệu quan điểm cá nhân có ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận vấn đề không. Ví dụ, việc người bạn thân không có cùng khẩu vị với bạn thì có ảnh hưởng gì đến tình bạn này hay cách bạn nhìn nhận người bạn này không?
Sau khi liên tục lặp lại quy trình với 4 bước nêu trên, bạn có thể thấy mình đã dần thoát khỏi lối tư duy hiện thực ngây thơ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy nhớ rằng mục tiêu của việc phát triển tư duy là mở rộng góc nhìn khách quan hơn về thế giới, chứ không phải cuộc đấu để chứng minh mình đúng.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.