"Làm công việc mình yêu và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời" nghe rất hấp dẫn nhưng thực tế lại cứ như một lý tưởng xa vời. Bất kể yêu thích công việc của mình đến mấy, có lẽ nhiều người đã từng trải qua những ngày đi làm trì trệ, chán nản đến mức chỉ muốn từ bỏ. Khi sự phấn khích qua đi và động lực biến mất, bạn sẽ làm thế nào để kiên trì với công việc?
Gần đây, không ít người trẻ dí dỏm ví mình như "nô lệ làm công ăn lương" bởi những khoảnh khắc tập trung cao độ, say mê trong công việc thì ngắn ngủi, còn thời gian kiệt sức và nản lòng lại dài như vô hạn. Bạn không cần tự trách, vì tình trạng mất động lực, giảm nhiệt huyết trong cuộc sống và công việc thực chất đã được quy định trong bản năng sinh học của chúng ta.
Não bộ sẵn có một hệ thống "truy tìm" những điều mới mẻ, thúc đẩy con người học thêm kỹ năng và đối diện với thách thức bằng cách sản sinh dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo động lực và cảm giác thỏa mãn (1). Khám phá, thử nghiệm, học tập, lặp lại quy trình - đó là cách chúng ta sống và làm việc.
Khi không còn cơ hội để tiếp cận cái mới, chúng ta dễ dàng mất động lực. Vấn đề này lại thường xuyên xảy ra trong môi trường công sở. Cấp quản lý không để nhân viên thử nghiệm vì sợ ảnh hưởng đến tiến độ, trong khi nhân viên ngày càng nản chí vì công việc cứ lặp đi lặp lại. Không còn động lực cũng dấu hiệu của các hội chứng tâm lý như stress hay burnout do làm việc quá sức.
Khi động lực biến mất, một nhiệm vụ đơn giản cũng có thể trở nên phức tạp. Não của chúng ta sẽ bắt đầu xử lý trôi chảy, tiết kiệm "nhiên liệu tinh thần" bằng cách ra quyết định nhanh chóng dựa trên những dữ kiện sẵn có thay vì tìm ý tưởng mới (2). Quy luật này lý giải vì sao mỗi khi khó khăn cộng gộp, chúng ta thường nhanh chóng buông xuôi và quay lại với những thói quen dễ dàng.
Mọi người thường nghĩ và nói rất nhiều về chuyện nghỉ việc nhưng chẳng mấy ai đi đến lựa chọn kết thúc. Nếu đã lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan", bạn có thể tham khảo những chiến thuật dưới đây để duy trì hiệu suất công việc và tái tạo động lực cho bản thân.
Đầu tiên, hãy nhận thức rằng động lực không đơn thuần là cảm giác phấn khích hay mong chờ mà là lý do thôi thúc chúng ta hành động. Đó có thể là vật chất hữu hình (lương thưởng) hoặc những giá trị tinh thần (cảm giác tự hào, thoả mãn).
Để có được trạng thái phù hợp và tư duy đúng đắn khi bắt tay vào việc, bạn nên thay đổi cách nhìn nhận một nhiệm vụ. Lựa chọn một từ ngắn và dễ nhớ để đánh dấu đích đến, sau đó viết ra lý do mình hành động theo mẫu câu: Tôi không muốn làm [một việc] nhưng nếu làm, tôi sẽ đạt được [một kết quả tốt]. Như vậy, kể cả khi không còn động lực, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc nhằm có được thành quả mong muốn.
Bạn hãy áp dụng mô hình S.M.A.R.T để xác định điều mà mình nhắm đến. Mục tiêu nên xuất phát từ động lực nội tại, thỏa mãn mong muốn bên trong hơn là những động lực bên ngoài như phần thưởng hay hình phạt.
Với lý do "làm vì tiền", một người vẫn có thể kiên trì với công việc, đạt được mục tiêu nhưng họ đầu tư rất ít công sức và vì vậy, khó có thể tiến bộ về lâu dài. Nghiên cứu cho thấy, những động lực nội tại thường mang đến kết quả tích cực hơn so với các tác nhân bên ngoài (2).
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng một mục tiêu rõ ràng bao giờ cũng hiệu quả hơn những khát vọng mơ hồ (3). Chẳng hạn, các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được 10 khách hàng mới hàng tháng sẽ mang lại kết quả tốt hơn những ai chỉ đặt mục tiêu "làm hết sức mình".
Một lời khen hay phần thưởng tuy không thể mang lại động lực về lâu dài nhưng lại là một "cú hích" tức thời, đẩy bạn tiến về phía trước. Bạn có thể tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngắn hoặc một món quà nhỏ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với "hiệu ứng ngược", bạn không nên đặt phần thưởng trái với mục tiêu, ví dụ như cho phép mình ăn thoải mái vì đã giảm cân được như mong muốn.
Ngoài ra, trước khi tưởng thưởng chính mình, hãy rà soát lại hiệu suất công việc đã hoàn thành chứ đừng chỉ chú ý vào số lượng. Doanh số trong tháng tuy quan trọng nhưng một nhân viên kinh doanh cũng cần nhìn vào mức độ hài lòng của khách và tỷ lệ khách quay lại sử dụng dịch vụ.
Để đảm bảo phần thưởng phát huy đúng công dụng "thưởng", bạn cũng cần kiểm soát chế độ mặc định "chọn việc dễ" của não bộ, tránh việc mình liên tục được "khen thưởng" mặc dù chưa thật sự nỗ lực vượt qua khó khăn.
Trong chặng đường dài theo đuổi và hoàn thành mục tiêu, chúng ta thường dồi dào năng lượng, động lực trong thời gian đầu, dần trì trệ hơn vào đoạn giữa rồi bỏ cuộc khi nào không hay. Bạn sẽ cần một số chiến thuật tìm lại quán tính để "tăng tốc" trở lại trong công việc khi động lực yếu dần, đó là:
Bên cạnh những biện pháp mang tính tức thời, bạn cũng nên thay đổi cách nhìn nhận về quá trình. Thôi ngoái lại điểm xuất phát, hãy nghĩ đến khoảng cách ngày một thu hẹp giữa bạn với mục tiêu và nỗ lực để tiến lên. Khi hoàn thành nửa chặng hành trình, bạn có thể nhìn lại thành quả đã gặt hái để có thêm niềm tin, sau đó tập trung giải quyết phần việc còn lại.
Con người là những sinh vật xã hội, chúng ta thường xuyên tò mò người khác đang làm gì để học theo. Ảnh hưởng từ cộng đồng xung quanh sẽ trở nên rất hữu ích nếu bạn biết cách:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm động lực từ những người thân thiết có cùng mục tiêu lớn như bạn bè, gia đình hoặc người hướng dẫn. Nghĩ về họ và tương lai tươi đẹp có thể tiếp thêm cho bạn sức mạnh.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?