Khi nhận được lời mời làm việc từ các công ty tiềm năng, bạn hào hứng nhưng lại từ chối cơ hội đến với mình. Hoặc khi được giao một dự án mới, bạn thấp thỏm lo âu vì cho rằng năng lực của bản thân sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Những biểu hiện như vậy đều bắt nguồn từ việc bạn hoài nghi về trình độ chuyên môn của chính mình. Qua lăng kính tâm lý học, cảm giác này được định nghĩa bằng thuật ngữ "hội chứng kẻ mạo danh" (Imposter Syndrome).
Hội chứng kẻ mạo danh xảy ra khi một người nghĩ họ không xứng đáng với những thành tựu mình đạt được và mặc định bản thân không tài giỏi như mọi người hằng tưởng. Không những thế, họ còn thấp thỏm lo sợ bị người khác phát hiện ra những hạn chế của mình và cho rằng mình chỉ là kẻ giả tạo, ra vẻ (1).
Thuật ngữ trên được khai sinh vào năm 1978 bởi hai nhà tâm lý học Pauline Rose Clance và Suzanna Imes. Lúc bấy giờ, hội chứng kẻ mạo danh chỉ là cụm từ mô tả hiện tượng xảy ra ở những nữ sinh viên ưu tú tại Đại học Oberlin (2). Dần dà, hội chứng này đã được chứng minh là trải nghiệm tâm lý xuất hiện ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 tại trường Đại học King Edward cho thấy có đến 68/143 sinh viên chuyên ngành Y khoa mắc phải hội chứng kẻ mạo danh, trong đó có 53.5% là nữ và 38.9% còn lại là nam (3).
Đồng thời, nhiều nhà tâm lý học cũng khẳng định 70% người trưởng thành đều sẽ rơi vào trạng thái tâm lý này ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, kể cả những người nổi tiếng đang đứng trên đỉnh vinh quang sự nghiệp (3).
Chẳng hạn, ngôi sao nhạc pop Lady Gaga từng kể lại rằng cô phải tự nhéo mình mỗi ngày để biết mình không nằm mơ và thực tế mình đang là một biểu tượng của âm nhạc toàn cầu. Trong một talkshow trên đài HBO, Lady Gaga chia sẻ: "Thỉnh thoảng, tôi vẫn cảm thấy mình chỉ là một đứa trẻ thất bại ở trường trung học. Thế nên, mỗi buổi sáng, tôi phải tự vực dậy và nói với bản thân rằng mình là một siêu sao để trấn an tinh thần và cố gắng cống hiến vì người hâm mộ" (4).
Do đó, có thể thấy hội chứng kẻ giả mạo có thể ập đến với bất cứ ai và không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghề, địa vị xã hội. Ở môi trường công sở, "hình hài" của hội chứng này được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
"Radar dò tìm" để nhận biết hội chứng này có thể thấy ở những cá nhân có năng lực xuất chúng nhưng vẫn không ngừng nghi ngờ về bản thân và luôn lo ngại một ngày nào đó đồng nghiệp sẽ "bóc trần" khả năng thật sự của họ. Thạc sĩ tâm lý Arlin Cuncic đã chỉ ra biểu hiện của hội chứng kẻ mạo danh như sau (5):
Cũng theo nghiên cứu của người "khai sinh" ra khái niệm này, Tiến sĩ Pauline Rose Clance, có hai trường hợp xảy ra ở những người mắc phải hội chứng kẻ mạo danh khi được giao phó một dự án hoặc nhiệm vụ (6). Cụ thể:
Khi nhận được phản hồi tích cực, thoạt đầu, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Tuy nhiên, cảm giác nhất thời đó sẽ chóng qua khi nỗi ám ảnh về sự thất bại và yếu kém lại chiếm cứ tâm trí. Lúc này, những biểu hiện của hội chứng bắt đầu trỗi dậy. Chu kỳ này được gọi là "imposter cycle" (tạm dịch: vòng lặp kẻ mạo danh).
Đối với con cái, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và gia đình được xem như cái nôi quan trọng góp phần hình thành tâm lý, nhận thức con trẻ về sau. Nếu cha mẹ liên tục so sánh năng lực con mình với những đứa trẻ khác, khi lớn lên, đứa trẻ đó sẽ luôn thấy tự ti về bản thân và không dám bước ra khỏi vùng an toàn. Sẽ tệ hơn nữa nếu cha mẹ hạ thấp năng lực của con mình theo kiểu so sánh "con nhà người ta thế này, thế kia..." vì điều này sẽ vô thức "đóng đinh" vào đầu đứa trẻ và khiến chúng nghĩ rằng mình không hề có tài cán gì. Mặt khác, việc cha mẹ đề cao con mình quá mức và cho rằng chúng hơn người cũng là điều đáng báo động. Bởi lẽ, chúng sẽ gặp áp lực khi phải làm hài lòng kỳ vọng của gia đình và thấy ngờ vực bản thân khi khả năng thực tế của mình không như cha mẹ nghĩ.
Những điều mới mẻ ở môi trường làm việc mới ắt nhiên sẽ khiến ta thấy bỡ ngỡ, thậm chí choáng ngợp nếu không có nhiều kinh nghiệm. Nếu mang áp lực đạt được thành công nhưng lại không đủ khả năng thích nghi tốt, cá nhân người đó sẽ dần dà cảm thấy mình không phù hợp với công việc hiện tại và dễ sinh ra cảm giác bản thân vô dụng.
Điểm thường thấy ở những người cầu toàn là luôn cho rằng mình phải biết mọi thứ và luôn vạch sẵn đường đi nước bước một cách kỹ lưỡng. Họ thường khước từ sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn. Và cũng bởi vì những người này luôn đặt mục tiêu xa tầm với nên dù chỉ một chút sơ suất nhỏ cũng đủ khiến họ cảm thấy thất bại ê chề. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người theo chủ nghĩa hoàn hảo dễ xảy ra "sự bất ổn về mặt cảm xúc" (neuroticism), tức là bị bủa vây bởi cảm giác phiền muộn, bất lực (7). Đó là khi hội chứng kẻ mạo danh xuất hiện.
Có thể thấy, hội chứng này để lại những dư chấn không nhỏ cho người mắc phải, có thể kể đến:
Những người mắc hội chứng kẻ mạo danh sẽ cảm thấy tội lỗi, thậm chí căm ghét chính mình khi nhận thấy bản thân không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra, kể cả khi họ đã làm rất tốt. Họ sẽ chối bỏ những lời khen ngợi và tự hạ thấp giá trị bản thân. Dần dần, sự tự tin trong họ sẽ chạm đáy và thay vào đó là cảm giác sợ hãi, nhút nhát. Điều này khiến họ không dám thử sức với công việc, vị trí mới (8).
Với những người mắc hội chứng trên, dốc toàn lực làm việc là cách duy nhất để chứng minh năng lực. Tuy nhiên, điều này chỉ phản tác dụng và khiến mọi thứ trong cuộc sống của họ trở nên mất cân bằng. Khi tình trạng burnout ập đến, người mắc hội chứng kẻ mạo danh sẽ kiệt quệ cảm xúc và mất đi động lực làm việc. Họ cảm thấy những thành tựu mà bản thân sở hữu đều tầm thường, chẳng còn niềm vui thú nào trong cuộc sống, đồng thời, năng lực cũng như sự sáng tạo cũng sẽ dần thui chột (9).
Nỗi ám ảnh về sự thất bại, mất niềm tin vào năng lực của bản thân trở thành "đám mây đen" vần vũ bao phủ lấy tâm trí. Từ đó, họ dần nảy sinh thái độ sống tiêu cực và chán ghét, thậm chí chọn cách buông xuôi tất cả khi nghĩ rằng mình không thể tiến xa hơn trong công việc. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm...
1. Đối với bản thân
2. Đối với doanh nghiệp (11):
Sau cùng, có thể thấy, hội chứng kẻ mạo danh ở môi trường công sở không những hủy hoại chính bản thân người trong cuộc mà còn khiến cả doanh nghiệp tụt dốc không phanh. Do đó, người đứng đầu cũng như quản lý các cấp cần tìm cách xây dựng một môi trường làm việc tiến bộ, văn minh nhằm giúp nhân viên có động lực phát triển tích cực và có khả năng mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.