Phản hồi cảm xúc của người yêu đúng cách có thể giúp các cặp đôi tránh những cuộc cãi vã không đáng có và duy trì mối quan hệ tình cảm bền chặt hơn.
Trong cuốn sách Hiểu về trái tim, thiền sư Minh Niệm cho rằng "hết lòng quan tâm đến cuộc đời của người mình thương, thấu hiểu những khó khăn hay ước vọng của họ" là một trong những yếu tố tạo nên tình yêu chân thật. Để đối phương cảm nhận được tình yêu, đôi khi sự "hết lòng", "thấu hiểu" này phải được thể hiện bằng lời nói và hành động.
Các nhà tâm lý học đã sử dụng thuật ngữ "Phản hồi cảm xúc" (Emotional Responsiveness) để nói về vấn đề này. Dựa trên nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng việc phản hồi góp phần duy trì chất lượng và sự thân mật của các mối quan hệ (1).
Theo Giáo sư Lynn C. Miller và Tiến sĩ John H. Berg, phản hồi cảm xúc là khả năng giao tiếp và hành động để cùng giải quyết các nhu cầu, cảm xúc, khát vọng của đối phương (2).
Nếu bạn hết lòng bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với nửa kia để tìm kiếm sự chia sẻ nhưng đáp lại chỉ là những hành động hời hợt thì cảm giác đọng lại trong bạn sẽ là nỗi cô đơn. Không chỉ thấy buồn bã hay tức giận, đỉnh điểm tổn thương gây ra từ sự vô cảm này chính là cảm giác sợ hãi. Chúng ta sợ vì mất kết nối với người kia, sợ vì nhận ra sự lỏng lẻo trong mối quan hệ tình cảm.
Khi nghiên cứu những cặp đôi đã kết hôn, nhà tâm lý học người Mỹ John M. Gottman đã đưa ra ba dấu hiệu khi cảm xúc không được phản hồi tích cực như sau (3):
Trái lại, nếu nửa kia là người có khả năng phản hồi cảm xúc tốt, biết cách chấp nhận và bao dung với suy nghĩ, trạng thái của bạn thì bạn sẽ luôn cảm thấy dễ chịu và yên tâm khi bộc bạch tâm tư.
Dưới đây là đoạn hội thoại mẫu do Giáo sư John M. Gottman đưa ra:
- Tại sao anh cứ cắt ngang lời em?
- Anh xin lỗi, em đang nói gì ấy nhỉ? Anh không cố ý cắt ngang
- Lúc nãy em nói là năm nay mình nên dành thời gian đi du lịch với nhau
- Tại sao anh cắt ngang lời em?
- Anh sẽ không làm vậy nếu anh được nói
- Ồ, vậy là do em nói quá nhiều? Chắc là anh thích em không nói gì nữa hết
- Thay đổi cũng tốt
- Được rồi, kể từ nay anh không phải nghe em nói nữa đâu, mà dù sao anh cũng chưa bao giờ nghe
- Nếu em nói ít lại thay vì cứ huyên thuyên suốt thì có lẽ anh sẽ nghe
Theo chuyên gia tư vấn Maya Diamond, "phản hồi cảm xúc" là một kỹ năng mà chúng ta đã vô thức được học từ khi còn bé. Trong quá trình trưởng thành, nếu chúng ta không tự nhận ra hoặc được chỉ ra những hình mẫu "phản hồi cảm xúc" đúng đắn, chúng ta sẽ vô thức lặp lại những hành động mà bố mẹ đã làm thuở ấu thơ.
Cụ thể, chuyên gia Maya Diamond chỉ ra bốn rào cản ngăn chúng ta "phản hồi cảm xúc" tích cực (4):
Theo Tiến sĩ Sue Johnson, nhà sáng lập trường phái Trị liệu Tập trung vào cảm xúc (Emotional Focused Therapy), mối quan hệ tình cảm của cả hai thường dựa vào ba trụ cột (5):
Theo đó, đây là ba câu hỏi quan trọng của người yêu mà bạn cần phải phản hồi một cách tích cực (6):
Khả năng tiếp cận đòi hỏi các cá nhân trong một mối quan hệ cần phải giữ sự kết nối với nhau trong những thời điểm khó khăn nhất về mặt cảm xúc. Bạn nên cho thấy sự hiện diện của mình khi đối phương đang gặp bất ổn. Đó là món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao tặng để giúp họ bình tĩnh.
Điều quan trọng khi phản hồi cảm xúc với đối phương là không phủ nhận những gì họ đang trải qua. Khẳng định rằng mình tin những buồn đau mà họ đang đối mặt là có thật, không dè bỉu, chê bai hay xem nhẹ vấn đề, đây là chiếc "phao cứu sinh" đầu tiên bạn có thể ném ra để cứu vớt người kia khỏi tổn thương.
Việc chấp nhận trạng thái tiêu cực của đối phương sẽ giúp họ cảm thấy suy nghĩ, cảm nhận của mình được tôn trọng. Chưa tính đến việc liệu bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề hay vượt qua nỗi đau này hay không nhưng ít nhất, việc bạn quan tâm và ưu tiên cảm xúc của nửa kia đã mang ý nghĩa to lớn.
Sự gắn kết trong các mối quan hệ tình cảm được cố vấn hôn nhân Kevin Leapley định nghĩa là "sự quan tâm đặc biệt mà chúng ta chỉ dành cho người mình yêu" (7). Vì thế, phản hồi cảm xúc tích cực còn được thể hiện qua những hành động âu yếm, cử chỉ vỗ về để đối phương thực sự yên tâm về một tình yêu lâu bền.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.