Làn sóng sa thải cuối năm 2023 vẫn đang tiếp tục lan rộng, không chỉ ngành công nghệ thông tin mà các lĩnh vực khác như tài chính, bán lẻ, năng lượng và chăm sóc sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Giữa những thông tin có chiều hướng tiêu cực thì việc giữ một thái độ tích cực không chỉ giúp chúng ta có tâm lý ổn định, mà còn tác động không nhỏ đến cơ hội nghề nghiệp về lâu dài của bản thân.
Chúng ta thường nghe nói tới câu "thái độ quan trọng hơn trình độ" và điều này lại càng đúng hơn trong bối cảnh hiện thất nghiệp tràn lan như hiện nay (1), vì nó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn đầy thách thức.
Mặc dù việc sa thải có nhiều nguyên nhân, thế nhưng đối với một số chuyên gia, lý do chủ yếu dẫn đến điều này là thái độ làm việc kém (2).
Bởi lẽ, thái độ tiêu cực tại nơi làm việc có thể gây tổn hại đến lợi ích của cả cá nhân lẫn tập thể. Chẳng hạn, thái độ kém khiến giảm năng suất và chất lượng công việc, khiến tinh thần làm việc thấp hơn và thậm chí là ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Không chỉ với "người ở lại", những người đang đi tìm kiếm cho mình một cơ hội mới cũng cần một thái độ đúng đắn hơn. Một nghiên cứu của tác giả Mark Murphy và cộng sự trong cuốn sách Hiring for attitude (Tuyển dụng cho thái độ) đã cho thấy có tới 89% việc tuyển dụng thất bại liên quan đến thái độ khi làm việc chứ chưa bàn đến trình độ chuyên môn (6), (7).
Mặc dù thái độ tích cực trong công việc được hiểu là sự lạc quan, vui vẻ và tận tâm khi làm việc, nhưng thực tế không dừng lại ở đó.
Thái độ tích cực còn liên quan tới tổng thể công việc, với đặc điểm quan trọng là mức độ hài lòng cao trong công việc cũng như có sự cam kết chặt chẽ với tổ chức/doanh nghiệp (8).
Điều này có nghĩa là các nhà quản lý cần nhận ra một điểm mấu chốt rằng việc củng cố thái độ tích cực không chỉ nằm ở nhân viên, mà còn ở phía doanh nghiệp và tổ chức. Trong đó, thái độ tích cực khi làm việc của nhân viên chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố sau:
Vậy nên, nỗ lực để có một thái độ tích cực ở đây cần phải đến từ hai phía - người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, với tình hình đầy biến động như hiện tại, việc tự duy trì một thái độ tích cực cho bản thân là một trong những giải pháp tốt để nâng cao giá trị trong công việc (9), hoặc ít nhất, đó là cách để người lao động làm tròn bổn phận của mình.
Đầu tiên, để hướng đến một thái độ tích cực thì chúng ta cần học cách đương đầu với những thái độ tiêu cực - điều đã được LeLa Journal trình bày chi tiết trong bài viết: Điều chỉnh sự tiêu cực: Làm sao đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống?
Không chỉ tránh xa thái độ tiêu cực, việc duy trì và tạo động lực cho nhân viên chốn công sở từ lâu đã là một khía cạnh được quan tâm trong Tâm lý học Tích cực. Rất nhiều mô hình và lý thuyết đã được thử nghiệm. Từ đó, LeLa Journal tổng hợp 4 phương pháp có thể tác động toàn diện đến thái độ tích cực của chúng ta, bao gồm:
1. Lý thuyết PERMA của Tiến sĩ Martin Seligman
Lý thuyết PERMA được trình bày vào khoảng những năm 2011, trong đó tổng hợp lại những yếu tố có liên quan đến việc thôi thúc chúng ta đi tìm cảm giác an lạc. Đây là một ứng dụng quan trọng của ngành Tâm lý học Tích cực (Positive Psychology), giúp ích rất nhiều cho những cá nhân hướng đến một cuộc sống chất lượng hơn (10).
5 yếu tố này bao gồm cảm xúc tích cực (Positive emotions - P), sự gắn kết (Engagement - E), mối quan hệ - hay còn là chất lượng của mối quan hệ (Relationships - R), ý nghĩa (Meaning - M) và thành tựu/thành quả (Accomplishment/Achievement - A).
Chi tiết về việc thực hành mô hình PERMA đã được LeLa Journal trình bày trong bài viết Lý thuyết PERMA: 5 điều làm nên sự hạnh phúc, an lạc.
2. Lý thuyết StrengthsFinder của tổ chức Gallup
StrengthsFinder còn được gọi là "khám phá sức mạnh bản thân". Đây là một hệ thống đo lường và phát triển sức mạnh cá nhân được thực hiện bởi công ty nghiên cứu Gallup, tập trung vào việc xây dựng lối sống tích cực lành mạnh dựa trên sức mạnh tự thân (11).
Về cơ bản, StrengthsFinder đề xuất rằng xây dựng những điểm mạnh của mỗi người quan trọng hơn việc cố gắng khắc phục điểm yếu. Vậy nên, hệ thống này đo lường và xác định 34 "sức mạnh" (strengths) cơ bản và xếp hạng người sử dụng theo những sức mạnh mà họ tự phát triển. Một số ví dụ về các thế mạnh này bao gồm:
3. Cẩm nang và Phân loại các Tố chất Ưu thế và Đức hạnh
Cẩm nang và Phân loại các Tố chất Ưu thế và Đức hạnh (Character Strengths and Virtues: A Handbook and Classification) này là một khung lý thuyết được phát triển bởi Christopher Peterson và Martin Seligman. Đây là bảng tổng hợp 24 đặc điểm tích cực ở mỗi cá nhân hướng đến sự hài lòng và thành công của mỗi người. 24 đặc điểm tích cực cũng được phân loại vào 6 nhóm chính (12), (13):
Minh triết (wisdom) | Lòng can đảm (courage) | Nhân bản (humanity) | Công lý (justice) | Ôn hòa, quân bình (temperance) | Tự điều chỉnh (self-regulation) |
- Sáng tạo (creativity) | - Dũng cảm (bravery) | - Tình yêu thương (love) | - Công bằng (fairness) | - Tha thứ (forgiveness) | - Siêu việt (transcendence) |
4. Lý thuyết trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman
Những người quản lý có trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient - EQ) cao đạt được sự khách quan thông qua khả năng tự nhận thức của bản thân, điều này thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và có năng suất.
Lý thuyết trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman đã phân tích năm thành phần của trí tuệ cảm xúc, gồm có tự nhận thức, tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm và kỹ năng xã hội (14).
Quan trọng là trí tuệ cảm xúc có thể được học tập, rèn luyện và áp dụng để đạt được mục tiêu cũng như tạo ra văn hóa làm việc tích cực và lành mạnh hơn.
Mỗi mô hình đều có những góc nhìn và phương pháp khác nhau, nhưng tựu trung đều nhấn mạnh vào việc tăng cường sự tích cực, động lực và hài lòng trong công việc. Trong cơn bão sa thải hiện nay, mỗi cá nhân có thể cân nhắc áp dụng những điều này để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chúng ta.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?