Văn hóa đại chúng từ châu Á tới Âu-Mỹ đều không thiếu những cuốn sách, bài nhạc, thước phim về tình bạn trở thành tình yêu, về đôi bạn thân trở thành bạn đời. Thế nhưng, đời thật đôi lúc lại không "màu hồng" giống vậy. Không ít người đã phải âm thầm giấu kín tình cảm đơn phương khi không dám bước qua lằn ranh "trên tình bạn - dưới tình yêu". Vậy thì sẽ thế nào nếu có một "đa vũ trụ" dành cho những người yêu nhầm bạn thân, với mỗi vũ trụ là một tình huống, lựa chọn và kết cục khác nhau?
Yêu nhầm bạn thân có thể là một cảm giác lâng lâng sung sướng, nhưng cũng có thể là một trải nghiệm day dứt, đặc biệt là khi chúng ta mắc kẹt trong những suy nghĩ về những kịch bản "khả dĩ": Liệu tỏ tình xong thì có đánh mất luôn tình bạn này? Lỡ như họ từ chối thì sao? Lỡ như họ... đồng ý thì làm sao để cả hai không ngượng ngùng khi từ bạn bè trở thành người yêu? Hay mình cứ giữ kín mối thương thầm trong lòng vì lỡ đến được với nhau rồi lại chia tay thì chắc chắn mình sẽ mất cả bạn thân lẫn người yêu?
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong một mớ bòng bong: "Sợ anh biết lại sợ anh không biết, muốn anh biết lại muốn anh không biết. Điều buồn nhất là anh biết lại làm như không biết" - theo lời bài hát "Điều buồn nhất" của ca nhạc sĩ Kai Đinh.
Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan đó, chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo cảm xúc của mình, cố gắng làm dịu lại những rung cảm nhất thời, để tự vạch ra bộ công cụ (tookit) xác định tình cảm và đa vũ trụ friendzone với các khả năng có thể xảy ra. Từ những sự trợ giúp đó, chúng ta mới đưa quyết định về việc tỏ tình với bạn thân hay không.
Xem toàn cảnh multiverse tại đây
Để xem liệu bạn chỉ đang say nắng nhẹ hay thực sự "vướng vào lưới tình" với bạn thân, chuyên gia trị liệu hệ thống gia đình và hôn nhân Farah Zerehi và chuyên gia tâm lý trị liệu Madison McCullough đã chia sẻ 16 dấu hiệu cho thấy bạn đang muốn "vượt hơn mức tình bạn" với bạn thân:
Nếu thấy mình đã có hơn một nửa dấu hiệu được nêu ra, có lẽ đã tới lúc để bạn lập ra một "ma trận" về chuyện nên hay không nên yêu bạn thân, đặc biệt là cân-đo-đong-đếm thật kỹ những thứ "được" và "mất".
Đây là giai đoạn khi lý trí đang tranh đấu với cảm xúc. Chúng ta bắt đầu đề ra các ưu-nhược điểm của cả hai trường hợp: Tỏ tình với bạn thân hay duy trì làm bạn? Chúng ta có thể viết ra giấy, đi tìm quân sư, hoặc lên các trang web tâm sự, mạng xã hội confession... tìm trường hợp tương tự mà nhờ tư vấn.
Để bắt đầu bước này, hãy thử lập "ma trận" sau:
Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng càng cân nhắc "được" và "mất", bạn chỉ càng thêm đau đầu. Vì vậy, hãy cho bản thân một "deadline" để cân nhắc lần cuối trước khi đưa ra quyết định tiếp theo nhé.
Vậy nếu tính theo xác suất, bạn nghĩ mình có bao nhiêu khả năng sẽ hạnh phúc nếu cố gắng vượt "friendzone" để tỏ tình?
Tính đến thời điểm này, ắt hẳn trong đầu bạn đang có ít nhất hai kịch bản: Không tỏ tình & Tỏ tình.
Và...
Nếu như bạn vẫn muốn thử vận may… thì xác suất để bạn được vui vẻ (cộng gộp khả năng bạn được hạnh phúc viên mãn và khả năng trở lại làm bạn thân như lúc đầu) chỉ vỏn vẹn 1/3, trong khi khả năng bạn sẽ rơi vào "trầm luân", đau khổ, hoặc mất bạn lẫn tình là 5/6.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận nhiều sự khác biệt về phản ứng của nam và nữ. Cụ thể, nam giới "chịu đau khổ" khi bị từ chối kém hơn phụ nữ, bởi những quy định của xã hội về tính nam khiến họ bị dồn nén nhiều hơn, cũng như ngại bày tỏ hơn. Trong khi đó, nữ giới thường chọn "rời bỏ", tức là giữ khoảng cách với người họ thích, giúp dễ vượt qua hơn.
Đến bước này, nếu đã biết khả năng hạnh phúc mong manh và rủi ro mất mát cao hơn nhiều mà bạn vẫn dám tiến bước, thì sau đây chính là công cụ mà bạn cần.
Khi đi đến nước cuối này, có lẽ bạn đã sẵn sàng tỏ tình và dẫu kết quả có là gì bạn cũng có thể chấp nhận và bước tiếp. Nếu đã chuẩn bị tinh thần đến thế, việc còn lại là đảm bảo các nguyên tắc sau đây để khi tăng tỷ lệ thành công khi "ngỏ ý" nhé.
Thì cũng chẳng sao cả, cơ hội mới vẫn luôn mở ra với bạn.
Bạn có thể thử bày tỏ lại với họ vào một lúc khác, khi cả hai đều cảm thấy chín muồi hơn, hoặc hai người có thể tiếp tục làm bạn thân và bạn sẽ đi tìm một đối tượng khác. Điều quan trọng khi bị từ chối là đón nhận. Với trường hợp yêu nhầm bạn thân, ngoài việc đón nhận chân thành lời hồi đáp của người đó, bạn vẫn nên duy trì giao tiếp với họ.
Từ chối yêu đương không có nghĩa là cả hai sẽ dừng mối quan hệ bạn bè lại. Trong một số trường hợp, việc tỏ tình hụt và bị từ chối giúp hai bên không còn ngượng ngùng, không phải thiên vị, toan tính, bận lòng hay còn vướng mắc nào trong lòng nữa.
Khi đó cả hai có thể trở thành những người bạn tốt, chân thành và khăng khít với nhau hơn.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.