Trước mỗi sự kiện gây lo lắng như buổi phỏng vấn, thuyết trình, ngày công bố kết quả thi, tỏ tình... chúng ta dễ cảm thấy khát nước và có thể uống nước liên tục, rồi lại lo lắng là mình đã uống quá nhiều nước nên... không dám uống nước nữa dù vẫn thấy khát. Hiện tượng tưởng như "ngược đời" này thực ra rất đỗi bình thường, đã được chứng minh bằng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự lo âu (anxiety) và mức độ khát nước (thirst intensity).
Nối tiếp bài viết về chủ đề Sống trăm tuổi nhờ uống đủ nước mỗi ngày, bài viết này của LeLa Journal sẽ tập trung vào mối liên quan giữa thói quen uống và trạng thái căng thẳng của chúng ta.
Một số trạng thái tâm lý như sợ hãi, lo lắng, bất an và căng thẳng cao độ có liên quan mật thiết đến việc tăng nhu cầu hấp thụ nước trong cơ thể, hay cụ thể là chuyện chúng ta khát nước, với cảm giác khô miệng hoặc toát mồ hôi. Kết luận từ một nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Hồi sức Tích cực thuộc một bệnh viện tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: các trạng thái tâm lý tiêu cực - trong đó có trạng thái trầm uất - có liên quan mật thiết đến cường độ khát nước (thirst intensity) (1).
Khi những bệnh nhân điều trị tâm lý tham gia thí nghiệm càng cảm thấy chán nản, nhu cầu uống nước của họ càng tăng, so sánh với những bệnh nhân có thái độ và suy nghĩ lạcquan (1).
Trạng thái căng thẳng (stress) được đo bằng lượng cortisol - hormone tạo phản ứng căng thẳng trong cơ thể (2). Khi con người có những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là tần suất dày và mức độ lớn, lượng hormone này tăng vọt, dẫn đến nhiều biểu hiện - mà tình trạng khát nước là điều dễ nhận thấy nhất. Cụ thể, chúng ta sẽ muốn uống nhiều nước hơn vì những lý do sau:
Bên cạnh các tác dụng của thói quen uống nước mà LeLa Journal đã nhắc tới trong bài trước, rõ ràng là chỉ uống nước thì không thể giúp chúng ta đối phó với căng thẳng. Một số phương pháp dưới đây có thể giúp độc giả đối phó với trạng thái căng thẳng trong những sự kiện quan trọng trong cuộc sống:
Mời độc giả một số bài viết cùng chuỗi chủ đề, đã được đăng tải trên LeLa Journal như sau:
3 phương pháp xoa dịu cảm xúc và giải tỏa căng thẳng
Muốn thuyết trình hiệu quả, hãy tận dụng lợi thế từ sự căng thẳng
Điều gì xảy ra khi ta biết rằng "mình đang thở"?
Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và cảm xúc: Ăn gì để trấn an tinh thần?
Ảo ảnh thị giác & Thời trang: Khi dáng đẹp cũng chỉ là ảo ảnh trong mắt người nhìn
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.