Trong bài này, LeLa Journal sẽ cùng cha mẹ điểm qua những thực nhóm thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ vậy, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về những loại thức ăn đang gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của những "mầm non" đất nước nhé.
Thực phẩm lành mạnh cho trẻ ở độ tuổi đi học gồm nhiều loại thức ăn tươi ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao, từ 3 nhóm thực phẩm chính như sau:
Mỗi nhóm thực phẩm có những chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể trẻ cần để phát triển và hoạt động tốt. Đó là lý do trẻ em cần ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc cả ba nhóm thực phẩm kể trên.
1. Rau, củ, quả
Trái cây và rau cung cấp cho trẻ năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Những chất dinh dưỡng này giúp bảo vệ con khỏi các bệnh tật sau này, bao gồm các bệnh như bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư (1).
Hãy khuyến khích con bạn chọn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ. Điều này bao gồm trái cây và rau quả có màu sắc, kết cấu và mùi vị khác nhau, cả tươi và nấu chín.
Cha mẹ cần lưu ý rửa sạch trái cây trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn hoặc hóa chất và nếu được, hãy để lại phần vỏ ăn được vì vỏ cũng chứa chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Ngũ cốc
Thực phẩm ngũ cốc gồm bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc, couscous, gạo, ngô, quinoa, polenta, yến mạch, lúa mạch... Những thực phẩm này cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để tăng trưởng, phát triển và học hỏi (2).
Thực phẩm ngũ cốc có lượng đường bột thấp, như mì ống và bánh mỳ nguyên hạt, sẽ cung cấp cho con bạn nguồn năng lượng lâu dài hơn và khiến con cảm thấy no lâu hơn.
3. Chất đạm (protein)
Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, thịt gà, trứng, các loại đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất, cơ bắp của con trẻ (3).
Những thực phẩm này còn chứa các vitamin và khoáng chất hữu ích khác như sắt, kẽm, vitamin B12 và axit béo omega-3. Sắt và axit béo omega-3 từ thịt đỏ và cá có dầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển trí não của con (3).
Tốt nhất, cha mẹ cần hạn chế lượng thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, như khoai tây chiên, bánh nướng, bánh mì kẹp thịt, pizza, bánh ngọt, sô cô la, kẹo, bánh quy, bánh rán… Kiểm soát được lượng thức ăn thiếu lành mạnh này đồng nghĩa với việc con sẽ có nhiều "chỗ chứa" hơn để ăn những thực phẩm lành mạnh hàng ngày.
Ví dụ như việc nếu để con ăn no đồ ăn vặt lúc 5 giờ chiều thì con sẽ "không còn bụng" để ăn bữa ăn nóng sốt và đủ dinh dưỡng lúc 7 giờ tối.
Nguyên nhân là bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, đường và ít chất xơ. Thường xuyên ăn những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì ở trẻ em và tiểu đường loại 2.
Chúng ta cũng nên hạn chế cho trẻ uống đồ ngọt như đồ uống thể thao, nước có hương vị, nước ngọt và sữa có hương vị. Đồ uống ngọt có nhiều đường và ít chất dinh dưỡng.
Quá nhiều đồ uống ngọt có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh, béo phì và sâu răng. Những đồ uống này khiến con trẻ no và có thể khiến con bớt có nhu cầu ăn những bữa ăn lành mạnh. Nếu thường xuyên uống đồ ngọt khi còn nhỏ, trẻ có thể nghiện đường, điều này sẽ hình thành thói quen không lành mạnh về lâu dài.
Vậy sữa có cần thiết cho sự phát triển của trẻ hay không?
Cho đến nay, đây vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi trên nhiều phương tiện. Bởi lẽ, sữa có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng bao gồm nhiều loại (sữa thực vật và sữa động vật) và phương pháp sản xuất công nghiệp cũng có thể khiến một số dư lượng chất có hại còn tồn tại trong sữa.
Về chủ đề này, độc giả có thể tham khảo thêm một số bài viết của LeLa Journal như sau:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?