Chắc hẳn bạn sẽ thấy choáng ngợp trước độ đa dạng của các loại trang phục và phụ kiện công nghệ dành cho môn chạy bộ. Tuy nhiên, trong bài viết này, LeLa Journal sẽ giúp bạn thu hẹp lựa chọn quà tặng chỉ trong năm ý tưởng, đảm bảo phù hợp cho người chạy bộ ở từng giai đoạn khác nhau.
Trước hết, bạn phải biết đối phương đang ở giai đoạn chạy bộ nào mới có thể tìm được món quà phù hợp nhất.
Trên thực tế, phân loại người chạy bộ thuộc giai đoạn nào phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu chạy bộ của họ. LeLa Journal sẽ tập trung chia nhóm người chạy dựa trên những mục tiêu phổ biến sau:
Bản thân những người chạy cũng cần rất nhiều thời gian nghiên cứu mới chọn được chiếc đồng hồ phù hợp cho mình. Bởi thứ nhất, giá thành của đồng hộ chạy bộ không hề thấp; thứ hai, chiếc đồng hồ phù hợp còn được quyết định bởi nhiều yếu tố như địa hình chạy, chế độ tập luyện và mục tiêu chạy.
Mục tiêu tập luyện càng nhiều đòi hỏi dữ liệu càng chi tiết, càng phải lựa chọn đồng hồ tích hợp nhiều tiện ích hơn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ sở thích, đặc biệt là mục tiêu tập luyện của người chạy để chọn được chiếc đồng hồ "trong mơ" cho họ.
Dù là người mới bắt đầu hay đã chạy chuyên nghiệp, đều cần chiếc đồng hồ chuyên dụng cho chạy bộ với các đặc điểm cơ bản sau:
Ngoài ra, từng nhóm mục tiêu chạy khác nhau sẽ có tiêu chuẩn cụ thể như sau:
1. Nhóm người mới chạy cự ly ngắn: Vì nhu cầu chưa đòi hỏi nhiều tiện ích phức tạp, nên người chạy chủ yếu chỉ cần nắm các số liệu cơ bản về quãng đường, tốc độ chạy, số bước, nhịp tim để làm cơ sở điều chỉnh các bài tập phù hợp. Vì vậy, những chiếc đồng hồ cho người mới sẽ cần có tính năng định vị GPS ổn định, cảm biến đo nhịp tim quang học, tránh những đồng hồ có thời lượng pin dưới vài ba giờ đồng hồ là được. Đặc biệt, giá thành sẽ là ưu tiên hàng đầu vì hầu như các đồng hồ chạy bộ đều đáp ứng được những tính năng cơ bản đó nên mức giá khá tương đồng.
Gợi ý thương hiệu: các dòng Forerunner của Garmin; Polar. Gợi ý sản phẩm: Đồng hồ GPS Garmin Forerunner 55
2. Nhóm người chạy Marathon: đặc thù của chạy Marathon là chạy đường dài liên tục với các cự ly từ 21km đến 100km, vì vậy người chạy Marathon cần đồng hồ có thời lượng pin khỏe, ít nhất là 17 tiếng ở chế độ Full GPS.
Gợi ý thương hiệu: Coros, Garmin. Gợi ý sản phẩm: Đồng hồ Coros Pace 2
3. Nhóm người chạy Trail: đồng hồ chỉ có định vị GPS là chưa đủ đối với những người chạy Trail, vì tín hiệu GPS dễ mất sóng trong địa hình rừng núi rậm rạp khiến người chạy rất dễ lạc đường. Vì vậy, đồng hồ cho dân chạy Trail đặc biệt cần có thêm tính năng Course Navigation định hướng đường chạy theo bản đồ có sẵn để tránh bị lạc. Ngoài ra, khi chạy Trail với cự ly trung bình từ 50 - 70km cần thời lượng pin tối thiểu là 24 tiếng ở chế độ Full GPS, chạy Ultra Trail (100km) cần tối thiểu 36 tiếng ở chế độ Full GPS.
Gợi ý thương hiệu: các dòng Apex của Coros; Garmin. Gợi ý sản phẩm: Đồng hồ Coros Apex 42mm, Garmin Enduro
Mọi người thường hay bỏ qua việc chọn tất, vì nghĩ rằng chỉ cần giày tốt là đủ. Nhưng thực tế, khi chạy, lực ma sát ngang giữa da chân và tất được tạo ra liên tục. Đồng thời, bàn chân là một trong những khu vực tuyến mồ hôi hoạt động cao nhất trên cơ thể nên rất dễ bị ẩm ướt. Độ ẩm cao đi kèm với lực ma sát lớn chính là nguyên nhân gây ra các vết phồng rộp, các điểm khó chịu trên bàn chân, ngay cả khi người chạy đã đầu tư một đôi giày tốt.
Chính vì vậy, lựa chọn một đôi tất tốt làm quà vừa thể hiện sự tinh tế của người tặng, vừa khiến đối phương cảm nhận được sự quan tâm chân thành từ phía bạn.
Không nên chọn chất liệu cotton, vì dễ thấm nước nhưng lâu khô nên sẽ khiến chân bị ẩm ướt trong suốt quá trình chạy.
Nên chọn tất làm từ các loại sợi tổng hợp như polyester, nylon, spandex, acrylic, coolmax… vì thoát hơi ẩm nhanh, giúp da chân khô ráo, hạn chế ma sát. Thông thường, các đôi tất chạy bộ sẽ được kết hợp cùng lúc nhiều loại sợi để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ngoài ra, tất làm từ sợi tổng hợp sẽ giúp bàn chân mát hơn trong mùa hè và ấm hơn trong mùa đông.
Có tính năng trợ lực cho lòng bàn chân: Lòng bàn chân sẽ phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khi chạy. Vì vậy, các đôi tất có tính năng arch compression (nén áp lực lên lòng bàn chân) được thiết kế bó chặt hơn ở quanh lòng bàn chân, kích thích tĩnh mạch cung cấp thêm nhiều lực, tăng khả năng chịu lực cho bàn chân. Ngoài ra, thiết kế bó chặt còn tránh tình trạng bàn chân bị trượt trong tất khi chạy.
Thiết kế liền mạch: Các đường may nối của tất thông thường không được xử lý tốt sẽ có khả năng gây phồng rộp, kích ứng sau quá trình chạy liên tục. Vì vậy hãy chọn loại vớ không có đường may, dệt nguyên khối để bước chạy mềm mại, dễ chịu hơn.
Cấu tạo hai lớp: Những người chạy đường núi (chạy Trail) rất cần tất 2 lớp để tránh bị lật cổ chân, phồng rộp do vận động với cường độ cao. Do cấu tạo sẽ có thêm phần đệm ở những vị trí dễ trầy xước như gót chân, bàn chân trước... đồng thời các sợi vải có liên kết tốt hơn, nên sử dụng một đôi tất 2 lớp sẽ có hiệu quả tốt hơn là dùng cùng lúc 2 đôi tất riêng biệt.
Cấu tạo xỏ ngón: Với những người chạy đường trường từ 21km (Half Marathon) đến 42 km (Full Marathon), tất xỏ ngón sẽ giúp phần bàn chân trước di chuyển tự do, riêng lẻ mà không bị chật chội. Tránh sự cọ xát liên tục giữa từng ngón chân khi chạy đường dài.
Gợi ý thương hiệu: Compressport, Injinji, Bombas và Nike. Gợi ý sản phẩm: Tất chạy bộ Compressport Pro Racing Socks V3.0 Run Low, Tất Bombas Performance Running Quarter, Tất chạy bộ Nike Elite...
Mũ chạy bộ có đa dạng cấu tạo từ mũ nửa đầu, mũ cả đầu, mũ trùm gáy,... phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, mũ lưỡi trai cả đầu sẽ luôn là lựa chọn tối ưu với nhiều thời tiết và đáp ứng đa dạng nhu cầu nhất.
Tiêu chí chọn mũ lưỡi trai chuyên dụng cho chạy bộ sẽ được ưu tiên theo thứ tự:
Trọng lượng siêu nhẹ: Khoảng 25-60 gram.
Các chi tiết phản quang trước và sau mũ: Đặc biệt cần có để khi chạy trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp các phương tiện giao thông tăng độ nhận diện người chạy.
Chất liệu thoát ẩm tốt: Thân mũ nên chọn chất liệu polyester (có khả năng chống nhăn, thoát khí, dễ dàng làm sạch và cách nhiệt tốt). Băng đô chọn chất liệu polyester có pha trộn cùng chất liệu khác để tối ưu khả năng thấm hút mồ hôi.
Vành mũ mềm: Nên chọn loại vành mũ bằng mút thay vì lót nhựa cứng, để có thể gấp gọn tiết kiệm diện tích.
Khóa mũ mảnh: Không nên chọn các loại mũ có khóa bản to và dày như mũ lưỡi trai bình thường. Nên chọn mũ có khóa mảnh để khóa không bị tì vào da đầu gây đau nhức.
Có thể giặt máy: Vì mũ chạy bộ được sử dụng thường xuyên nên loại có thể giặt máy sẽ trở nên tiện lợi hơn rất nhiều.
Gợi ý thương hiệu: Ciele, Buff, Compressports, Haloheadband. Gợi ý sản phẩm: Mũ chạy bộ CIELE GOCap Athletics – Slater, Mũ chạy bộ Buff - Reflective Pack Run Cap - Bases Multi, Mũ chạy bộ Compressport Ultralight Visor
Quần áo chạy bộ là một sản phẩm vừa dễ mà cũng vừa khó lựa chọn. Bởi sẽ có rất nhiều thương hiệu thể thao chất lượng, nhưng chọn sao cho phù hợp với người chạy bộ thì cần cân nhắc rất kỹ yếu tố tiện lợi và gọn nhẹ. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và cường độ luyện tập của người sử dụng.
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn quần áo cho người chạy bộ:
Cần tránh chất liệu 100% cotton: Vì đặc tính cotton giữ ẩm và lâu khô, thay vào đó bạn nên chọn những loại vải tổng hợp chuyên dụng như: dryfit, thinsulation, thermax, coolmax, polypropylen… Những loại chất liệu này sẽ hút mồ hôi ra khỏi cơ thể bạn, giúp bạn luôn khô ráo và thoải mái khi chạy bộ.
Cần có các chi tiết phản quang: Giúp tăng độ nhận diện trong điều kiện ánh sáng thấp.
Chọn kích thước quần áo vừa vặn: Tốt nhất nên lựa chọn những bộ có thiết kế nén khí, vừa nhẹ, vừa ôm sát và co dãn theo di chuyển của cơ thể.
Lựa chọn quần cho những người chạy đường trường: Nên chọn những chiếc quần vải lưới co giãn 4 chiều, có thiết kế belt bụng, đảm bảo nhẹ gọn đồng thời giúp mang theo một số phụ kiện cá nhân thiết yếu.
Gợi ý thương hiệu: T8, Compressport, Nike, Activstore. Gợi ý sản phẩm: Quần chạy bộ T8 nam – V2, Áo chạy bộ nữ T8 Iced Tee Women, Quần đùi chạy bộ Compressport, Áo chạy bộ Activ Runners nam
Đối với người chạy bộ, chuột rút là tình trạng rất dễ gặp phải khi chạy quá sức dù trước đó đã khởi động. Bởi vậy, Gel CrampFix là một thực phẩm bổ trợ năng lượng nhập khẩu từ Úc được nhiều vận động viên chạy bộ tin dùng.
Khi uống vào, CrampFix sẽ kích thích các dây thần kinh trong cổ họng. Sau đó, một tín hiệu được gửi qua tủy sống để ức chế các dây thần kinh hoạt động quá mức. Từ đó hạn chế tình trạng bị chuột rút.
Tuy nhiên, vì đây là thực phẩm dung nạp vào cơ thể nên để lựa chọn làm quà tặng, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý về CrampFix trước khi đưa ra quyết định phù hợp.
CrampFix không có tác dụng thay thế nước, carbohydrate hoặc chất điện giải, thường được sử dụng trong các bài tập cường độ trung bình và cao.
Lượng đối đa người chạy có thể sử dụng trong 24 giờ là 100ml.
Cách dùng: Trước khi chạy 5-10 phút nên dùng 10-15ml để chống chuột rút. Sau khi chạy được khoảng 10km, hoặc khi có dấu hiệu sắp chuột rút: uống 15-20ml. Sau khi chạy, uống thêm 10ml để hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Địa chỉ mua: IM Sports, Activ Store
Sản phẩm: Gel CrampFix - Gel uống chống chuột rút
Trên đây là năm ý tưởng quà tặng giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu của những người yêu thích chạy bộ, Lela Journal mong rằng bạn đã có thêm thông tin bổ ích để lựa chọn những món quà đầy tâm huyết và tinh tế.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về LeLa Shopping?