Tương tự như phương pháp Montessori, phương pháp Reggio Emilia cũng được bắt nguồn từ Ý và hiện nay đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là ở những lớp học mầm non. Vậy phương pháp này có những điểm giống và khác với Montessori như thế nào?
Phương pháp Reggio Emilia mang một triết lý giáo dục dựa trên hình ảnh một đứa trẻ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ cả về cá nhân lẫn trong mối quan hệ với người khác. Hiểu theo cách cơ bản thì đây là quan sát những gì trẻ biết, tò mò và những gì thách thức chúng.
Giáo viên áp dụng Reggio Emilia sẽ ghi lại những quan sát này để suy ngẫm về những cách dạy phù hợp với sự phát triển cá nhân, nhằm giúp trẻ mở rộng tiềm năng học tập và xã hội.
Trong phương pháp Reggio Emilia, giáo viên sẽ xây dựng các dự án, bài học dài hạn, kết nối các lĩnh vực học thuật cốt lõi ở trong và ngoài lớp học (1).
Phương pháp này được chuẩn hóa ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, đều có 4 điểm chung cơ bản như (2):
1. Mới mẻ và cập nhật thường xuyên: Về cơ bản, điều này có nghĩa là chương trình giảng dạy trên lớp là sự kết hợp giữa sở thích của trẻ, sự giao tiếp của gia đình các em cũng như sự quan sát và ghi chú chặt chẽ của giáo viên đối với sự phát triển và khám phá của học sinh. Giáo viên tiến hành các buổi lập kế hoạch để so sánh các ghi chú và xây dụng các bài học, tài liệu, công cụ...
2. Chuyên sâu: Khác với việc học ở các lớp mẫu giáo thông thường, ở các lớp Reggio Emilia, việc học tập được "dẫn dắt" bởi mỗi đứa trẻ và bài học được xây dựng cấu trúc xung quanh các dự án học tập lớn nhỏ. Giáo viên thường gọi điều này là "cuộc phiêu lưu" đối với học sinh nhỏ tuổi. Giáo viên hướng dẫn các em lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện để hướng đến kết luận của bài học.
3. Phát triển sự biểu đạt (representational): Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia khuyến khích trẻ trình bày ý tưởng và việc học của mình dưới nhiều hình thức là in ấn, nghệ thuật, kịch, khiêu vũ, âm nhạc, múa rối…
4. Hướng đến sự hợp tác: Trong lớp học lấy cảm hứng từ Reggio Emilia, giáo viên khuyến khích các nhóm làm việc cùng nhau bằng cách đối thoại, so sánh, thương lượng và tôn trọng. Khóa học dựa trên sở thích của trẻ sẽ tạo ra một môi trường hợp tác có thể giúp thúc đẩy sự phát triển.
Mặc dù có điểm chung như đều là phương pháp giáo dục đến từ Ý với hai triết lý đều thúc đẩy việc tự học, nhưng hai phương pháp này có một số điểm khác biệt như:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?