Nếu như ở Pháp người ta ưa chuộng gửi thiệp tới người thương thì tại Malaysia, nhiều cô gái lại tin rằng ném quả cam xuống sông, hồ, biển sẽ giúp có được tấm chồng như ý vào dịp lễ Valetine.
Ở xứ Wales, lễ Tình Nhân được tổ chức vào ngày 25/1 thay cho 14/2 như nhiều nước khác trên thế giới. Được bắt đầu từ thế kỷ XVI, những cặp đôi sẽ tặng cho nhau một chiếc thìa gỗ thủ công (có thể khắc tên đối phương) độc đáo và đẹp mắt để bày tỏ tình yêu. Đây là món quà vừa để lưu niệm vừa có tính ứng dụng trong cuộc sống.
Giống như nhiều nước trên thế giới, người Mexico chào đón Valentine's Day bằng những món quà như hoa, chocolate... Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn đó chính là tại đây, dù là bạn bè với nhau, họ cũng chúc mừng và trao cho nhau những quả bóng hình trái tim với dòng chữ mang thông điệp yêu thương như "Te Amo" hoặc "I Love You".
Ở xứ sở hoa anh đào, ngày 14/2 được xem là ngày tỏ tình và 14/3 sẽ được xem là ngày hồi đáp cho những lời tỏ tình đó. Tại Nhật Bản, những người đàn ông sẽ nhận được quà trong ngày lễ Tình Nhân. Phụ nữ mua loại chocolate ngon nhất với hy vọng thiện ý của họ cũng sẽ được đáp trả vào ngày này tháng sau. Theo truyền thống tại đất nước Mặt trời mọc, bạn không chỉ tặng cho chocolate cho "người trong mộng" mà còn phải chuẩn bị luôn cả quà cho sếp, đồng nghiệp, bạn bè nam giới… Để phân biệt đâu là quà tặng tỏ tình, đâu là dành cho những mối quan hệ khác, người Nhật đã có ba từ vựng riêng để phân biệt các loại chocolate.
Vào ngày 15/1 âm lịch, các cô gái sẽ viết số điện thoại của mình lên quả cam và ném chúng xuống con sông gần nhất. Với hy vọng "true love" (tình yêu đích thực) sẽ tìm thấy & gọi cho họ. Đây là một truyền thống rất lâu đời tại đất nước này, thay vì chủ động tìm kiếm tình yêu thì những cô nàng độc thân lại tin vào "vũ trụ" sẽ ban tặng họ tấm chồng tốt nếu ném quả cam xuống hồ, sông, biển.
Đối với người Philippines, những món quà tặng chưa thể làm nên một ngày lễ Tình Nhân trọn vẹn. Thay vào đó, hàng trăm cặp đôi sẽ cùng tham gia đám cưới tập thể. Lễ cưới sẽ do chính quyền địa phương tài trợ (bao gồm cả nhẫn, bánh cưới & hoa) để giúp những người yêu nhau mà chưa có đủ điều kiện làm đám cưới gắn bó với nhau suốt đời.
Thay vì gửi tới người mình yêu tấm thiệp xinh xắn chứa đựng ngàn lời yêu thương vào đúng dịp Valentine, người Đan Mạch vẫn giữ truyền thống có lịch sử từ thế kỷ XVIII. Đó là gửi tới người thương một lá thư có nội dung vui vẻ, tích cực và thường là một bài thơ. Cuối thư, người tỏ tình sẽ không ký tên mà chỉ ghi một dấu chấm. Nếu người nhận đoán ra người gửi thư là ai thì người gửi thư sẽ tặng người nhận thư một quả trứng Phục sinh vào dịp lễ này (thường diễn ra vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4).
Vào dịp Valentine mỗi năm, những người trẻ tuổi tại Nam Phi sẽ đưa ra “tuyên bố trọng đại” bằng cách ghi tên của người mình yêu lên tay áo. Tập tục này được cho là bắt nguồn từ lễ hội Lupercalia lâu đời tại Nam Phi (có nguồn gốc từ một nghi thức cùng tên cổ xưa từ thời La Mã nhằm để thanh tẩy thành phố, tăng cường sức khỏe và khả năng sinh sản của cộng đồng cư dân).
Ở Pháp, truyền thống viết thiệp Valentine bắt đầu từ thế kỷ XV. Tấm thiệp đầu tiên được gửi từ London vào năm 1415 bởi Công tước xứ Orleans. Còn có một truyền thống nhưng hiện nay đã bị cấm đó là người Pháp sẽ đứng trong một căn phòng và gọi to tên người họ yêu mến. Nếu người đó đáp lại, hai người sẽ chính thức hẹn hò. Những người phụ nữ không được đáp lại sẽ tụ tập vào buổi tối đó và đốt bức ảnh của người đã từ chối họ bằng "lửa hận thù".
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giải Trí?