Nhiều người vẫn cho rằng trẻ em tiếp thu ngôn ngữ và tập nói một cách dễ dàng, nhưng không hẳn vậy. Nếu không có sự hướng dẫn trực tiếp từ người thật việc thật để làm mẫu noi theo, trẻ sẽ có nguy cơ không học đủ ngôn ngữ để có thể hoà nhập ở trường và trong các tương tác xã hội.
Một điều cần nhấn mạnh chính là trẻ không thể học ngôn ngữ từ radio, tivi, máy tính bảng hoặc thậm chí là điện thoại di động. Giọng nói trên các phương tiện công nghệ thường quá nhanh và không có sự phản hồi. Để học ngôn ngữ, một đứa trẻ cần một người thật việc thật, mặt đối mặt và sự chú tâm.
Trẻ sẽ trải qua quá trình phát triển hai loại kỹ năng ngôn ngữ: ngôn ngữ cảm nhận (hoặc tiếp nhận) và ngôn ngữ diễn đạt. Ngôn ngữ cảm nhận là khả năng con nghe và hiểu được thông tin, thực hiện được theo yêu cầu của người khác. Ngôn ngữ diễn đạt là khả năng con biểu đạt được nhu cầu hoặc mong muốn của bản thân cho người khác hiểu.
Ngôn ngữ cảm nhận sẽ phát triển đầu tiên. Có thể hiểu nôm na đây chính là quá trình con thu thập dữ liệu đầu vào để “làm vốn”. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng phải đến khi con bập bẹ phát ra âm thanh mới là lúc học giao tiếp. Nhưng thật ra, ngay từ giai đoạn bào thai, khi chúng ta trò chuyện, trẻ đã nghe được âm thanh và bắt đầu dung nạp những thông tin đó để làm “vốn riêng”. Cách biểu đạt của trẻ trong giai đoạn sơ khai nhất chính là tiếng khóc để báo hiệu nhu cầu và đến thời điểm sẵn sàng, con sẽ “phát tín hiệu” ra ngoài bằng ngôn ngữ diễn đạt (lời nói, nét mặt, biểu hiện…)
Nghiên cứu ở Mỹ (Hart và Riley, 2003) nhấn mạnh rằng một thành phần quan trọng khác của giao tiếp sớm là phát triển vốn từ vựng rộng. Điều này chỉ có thể diễn ra khi con được đắm mình hoàn toàn vào ngôn ngữ thông qua việc nghe và sử dụng càng nhiều từ càng tốt.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng có những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp (nghe và hiểu) và sau này là đọc và viết. Các yếu tố này bao gồm:
Sự cân bằng giữa ba yếu tố nghe, biết và sử dụng từ này là rất quan trọng. Do vậy, nếu chậm trễ hoặc khó khăn trong bất kỳ yếu tố nào trong số này đều có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ.
Khi giao tiếp với trẻ sơ sinh, hầu hết người lớn có thói quen sử dụng cách nói “cải biên” với những từ ngữ ngọng nghịu, nghe có vẻ dễ thương như giọng em bé, thậm chí là nói câu ngắt, cụt lủn, đơn giản hoá ngữ pháp… vì nghĩ rằng đây là cách thân thuộc có thể giúp trẻ học ngôn ngữ tự nhiên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cách trò chuyện này hoàn toàn không thích hợp để sử dụng với một đứa trẻ ba tuổi phát triển bình thường (dù những trẻ này có thể tự nhiên sử dụng giọng điệu khác khi chơi với búp bê và các trò chơi nhập vai tuổi thơ).
Vì vậy, người lớn có thể hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp sớm bằng cách: không làm rối ren quá trình thu thập dữ liệu ngôn ngữ của trẻ bằng những từ méo mó theo kiểu “nhại giọng em bé", thay vào đó hãy:
Thạc sĩ Tâm lý Tú-Anh Nguyễn, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em - Cha mẹ, là nhà thực hành tham vấn tâm lý, cung cấp các chương trình Đào tạo Cha mẹ Nuôi dạy con, Quản lý hành vi và giao tiếp, Cải thiện Năng lực cảm xúc và chất lượng tình cảm - gắn kết gia đình
Tốt nghiệp 3.97 GPA Thạc sĩ Tâm lý Trẻ em & Thanh thiếu niên tại trường The Chicago School of Professional Psychology.
Chứng chỉ sau Cao học về Giáo dục và Đào tạo Cha mẹ tại trường Adelphi University New York.
Giảng viên đào tạo các chương trình quốc tế làm cha mẹ và nuôi dạy con hiệu quả theo các nghiên cứu, dẫn chứng khoa học.
Parent Educator & Parent Counsellor: Tư vấn phụ huynh, hướng dẫn và giảng dạy các khóa đào tạo cha mẹ nuôi dạy con tích cực.
Nhà cung cấp các chương trình tư vấn - đào tạo cho các tổ chức và nhãn hàng.
Diễn giả cho các hội thảo với chủ đề nuôi dạy trẻ theo kỷ luật tích cực.
Nhà sáng lập dự án Happy Parenting.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?