Xuất phát từ truyền thống hiếu thuận với cha mẹ, truyền thống "tam đại đồng đường" vừa là một nét đẹp văn hóa, vừa có vai trò rất lớn trong việc giáo dục nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, điều này đang dần gặp phải những thách thức ngày càng lớn do khoảng cách giữa các thế hệ cùng với sự thay đổi trong lối sống hiện đại. Dưới góc độ nghiên cứu, các nhà xã hội học và tâm lý học đưa ra ý kiến thế nào về việc ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà?
Nuôi dạy con cái vốn không phải là việc đơn giản, lại càng gặp khó khăn hơn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là khi các cặp vợ chồng trẻ phải đi làm cả ngày nên thiếu hụt thời gian lẫn kiến thức cho việc chăm con (1). Trong những trường hợp trên, sự hỗ trợ trực tiếp từ ông bà trở thành một "chiếc phao cứu sinh" đúng nghĩa (2), (3).
Khi cha mẹ không có nhà, sự hỗ trợ và chăm sóc cả về tài chính lẫn công sức từ ông bà được cho là yếu tố then chốt giúp trẻ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ (4) (5).
Một điểm thú vị là sức khỏe tinh thần và thể chất của ông bà cũng có mối liên quan mật thiết đến việc nuôi dạy con cháu. Bằng chứng là khi được chăm sóc cháu chắt của mình, người già sẽ cảm thấy hạnh phúc, yêu đời và giảm bớt những áp lực về tuổi tác hơn (2). Điều này không chỉ đúng ở châu Á mà còn phù hợp với phương Tây (6).
Tình thương và sự chăm sóc của ông bà là điều quý giá, tuy nhiên trong một vài trường hợp khi quan điểm của bố mẹ và ông bà chưa tìm được tiếng nói chung. Khi ấy, những tác động từ sự chăm sóc của ông bà được chia ra làm hai loại:
1. Ảnh hưởng tích cực: Giúp trẻ phát triển nhận thức, thể chất và kỹ năng xã hội, tăng khả năng kiên trì và phát triển các hành vi mang tính phụng sự xã hội (7). Một nghiên cứu cho thấy sự chăm sóc và gắn kết về cảm xúc với ông bà sẽ giúp trẻ đỡ cảm thấy căng thẳng và được xoa dịu khi bị bố mẹ la mắng, hoặc gặp áp lực trên hành trình trưởng thành (8).
2. Ảnh hưởng tiêu cực: Ông bà chiều chuộng hoặc chăm lo quá mức cháu có thể khiến chúng gặp phải một số vấn đề như: béo phì, sâu răng, chậm phát triển tư duy (9).
Bên cạnh đó, mâu thuẫn thế hệ liên quan đến việc nuôi dạy con cháu thường xảy ra giữa ông bà và cha mẹ. Đó là bởi vì có sự khác biệt về quan điểm và phương pháp mà chúng tôi đã phân tích như: so sánh, nuông chiều, cộng thêm những vấn đề muôn thuở như mẹ chồng - nàng dâu hay cách biệt về tuổi tác, tư duy xã hội cũng có thể gây ra thêm những căng thẳng trong một gia đình đa thế hệ (10).
Tiếp tục duy trì truyền thống này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc chăm sóc người cao tuổi, mà còn nuôi dưỡng và xây dựng tình yêu thương ở trẻ nhỏ. Đây là điều mà bất kỳ ai cũng muốn dành cho những thành viên trong gia đình, nhưng điều này đòi hỏi nỗ lực từ cả bố mẹ lẫn ông bà.
Theo một nghiên cứu về chủ đề thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình, các tác giả đề xuất những cách để mối quan hệ giữa ông bà (Baby Boomer - những người sinh ra trong khoảng từ 1946 đến 1964) và bố mẹ (Gen Y - sinh ra trong khoảng từ năm 1981 - 1996) trở nên dung hòa hơn (11).
1. Từ phía ông bà:
2. Từ phía cha mẹ:
Về các hoạt động đơn giản để cả gia đình tham gia, có thể kể đến như những trò chơi vận động hoặc khơi nguồn sáng tạo với trẻ. Còn nếu như vẫn chưa có kế hoạch gì, cha mẹ có thể tham khảo chuyên mục Cuối tuần đi đâu đều đặn 2 tuần mỗi lần trên LeLa Journal.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?