Thành quả viên mãn thường là thứ không dễ nhận thấy và có thể đạt được một sớm một chiều, bất kể bạn cố gắng cật lực đến đâu. Khi chưa thấy được kết quả sau nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm hành động, một số người dễ nản chí và tin rằng việc mình làm không mang lại thay đổi gì đáng kể. Làm sao để chúng ta ứng phó với tâm lý này, cũng như nhận ra chân lý "thành công đến từ sự phấn đấu 1% mỗi ngày"?
Bất cứ ai cũng có thể đang mong muốn hoàn thành một điều gì đó mà họ tâm đắc trong đời. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường chú trọng những đích đến xa vời mà quên mất mỗi bước đi nhỏ mới là thứ khiến cho hành trình trở nên ý nghĩa. Khi quá để tâm đến việc cán đích, chúng ta sẽ quên đi việc tận hưởng những bước chân thong dong đều đặn mỗi ngày.
Sự bám chấp quá nhiều vào đích đến dễ khiến chúng ta nản lòng - điều này cần đặc biệt lưu tâm vì nó là một đòn bẩy cho những cú trượt ngã kéo dài theo sau. Nghiên cứu đã chứng minh, khi đã thất bại nhiều lần trong các mục tiêu tự đặt ra, chúng ta thường ít có khả năng làm tốt hơn trong tương lai (1).
Rất dễ dàng để đánh giá cao tầm quan trọng của một thời điểm cụ thể và đánh giá thấp giá trị của những cải tiến nhỏ. Thông thường, người ta hay tự thuyết phục mình rằng thành công lớn đòi hỏi phải có hành động lớn. Dù đó là việc học kỹ năng, rèn luyện thể chất, xây dựng doanh nghiệp hay bất kỳ mục tiêu nào, chúng ta tự tạo nhiều áp lực cho bản thân để đạt được một số cải tiến vượt bậc để gây ấn tượng khiến mọi người nhớ đến.
Trong khi đó, việc chỉ cải thiện 1% mỗi ngày lại không được chú ý, nhưng nó có ý nghĩa hơn tất cả, đặc biệt là về lâu dài. Sự cải tiến từng chút mỗi ngày theo thời gian mang lại tác động đáng kinh ngạc. Theo tác giả James Clear, người giới thiệu đến công chúng khái niệm “thói quen tí hon” (atomic habits), những khoảnh khắc đột phá thường là kết quả của nhiều hành động góp nhặt trước đó. Vấn đề nằm ở chỗ, mọi người thường thực hiện một vài thay đổi nhỏ mà không nhìn thấy kết quả hữu hình rồi quyết định dừng lại.
James Clear ví việc này với sự tan chảy của một viên nước đá (2). Khi đặt viên đá trong căn phòng lạnh khoảng 25 độ F (tương đương -4 độ C), nó vẫn giữ nguyên hình dạng. Tăng dần nhiệt độ lên 26, 27, 28 độ F, mọi thứ vẫn không thay đổi, thậm chí đến 31 độ F (-0.5 độ C) vẫn chẳng thấy gì xảy ra. Tuy nhiên, chỉ khi nhiệt độ lên đến 32 độ F (0 độ C), viên đá mới bắt đầu tan chảy. Dường như không có khác biệt nào trong việc xê dịch từng mốc nhiệt độ, nhưng những thay đổi âm thầm đã được tích lũy dần để khơi nguồn cho một biến đổi mới.
Lý do chúng ta muốn bỏ cuộc sau khi đã thử sức mà không cảm nhận được kết quả là vì mọi người thường kỳ vọng mình sẽ tăng tiến theo một con đường tuyến tính. Sau đó, họ nhận ra rằng dường như việc mình làm chẳng có tác dụng gì trong những ngày đầu, những tuần đầu hoặc thậm chí là hàng tháng đầu. Nhưng quá trình đạt được thành công thường lên xuống và bao gồm cả một vùng trũng, hay còn được gọi là "thung lũng thất vọng" - nơi mọi người cảm thấy nản chí, bởi phải đến nhiều tháng hoặc nhiều năm sau ta mới nhận ra giá trị thực sự của công sức bỏ ra.
Nếu bạn thấy mình đang vật lộn với một mục tiêu nào đó, đơn giản là việc bắt đầu một thói quen mới có lợi hay từ bỏ thói quen cũ không lành mạnh, điều này không có nghĩa là bạn đang đánh mất khả năng cải thiện và không có chút tiến bộ nào.
“Than phiền về chuyện mình chưa thành công dù đã nỗ lực cũng tương tự như đang thắc mắc vì sao cục nước đá không tan ra khi bạn tăng nhiệt độ từ 25 lên 31 độ F. Công sức của bạn không hề bỏ phí, nó chỉ đang tích lũy. Tất cả biến đổi sẽ xảy ra vào cột mốc thứ 32 độ F. Kết quả mạnh mẽ nhất của bất kỳ quá trình cộng gộp nào cũng có độ trễ nhất định. Bạn chỉ cần nhẫn nại” - James Clear cho biết (2).
Khi đã hiểu được nguyên lý "cộng dồn" từ mỗi 1% cố gắng mỗi ngày, chúng ta nên làm gì để kiên định với mục tiêu của mình hơn? Dưới đây là một số ví dụ về cách chúng ta có thể áp dụng những thay đổi nhỏ vào cuộc sống.
Dọn dẹp nhà cửa:
Ăn uống và rèn luyện:
Ngoài ra, để khiến các hành động trở nên đơn giản và dễ duy trì hơn, chúng ta có thể tham khảo những lưu ý sau đây:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.