Trung Đông - nơi giao thoa giữa nhiều nền văn minh với sự đa dạng của tôn giáo, tín ngưỡng - luôn là "mảnh đất màu mỡ" cho các nhà làm phim khai thác. Hãy cùng LeLa Journal tìm hiểu về lịch sử và văn hóa nơi đây qua các bộ phim được đánh giá cao bởi nhiều nhà phê bình điện ảnh.
Lịch sử Trung Đông trước Thế Chiến thứ Nhất được chia thành nhiều giai đoạn, đặc trưng bởi những bộ phim như:
Theo đánh giá cá nhân của người viết, những bộ phim này đặc trưng bởi bối cảnh rộng, hình ảnh đẹp cùng câu chuyện và quan điểm rõ ràng, rất dễ để theo dõi, phù hợp với những khán giả thích tìm hiểu về chiến tranh và lịch sử cổ đại.
Đây là giai đoạn nổ ra liên tiếp các cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu và mỗi quốc gia khác nhau lại có những góc nhìn riêng về vấn đề này. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn, LeLa Journal sẽ lần lượt giới thiệu những bộ phim đến từ nhiều vùng lãnh thổ riêng biệt. Trải dài từ Địa Trung Hải, Biển Đen đến Vịnh Ba Tư, những bộ phim này cung cấp cái nhìn sâu hơn về cơ cấu xã hội phức tạp ở đây, nơi mà gần như ngày nào cũng nổ ra các cuộc chiến chưa có hồi kết.
Đã gần hai thập kỷ kể từ khi bộ phim của đạo diễn người Ả Rập gốc Israel là Hany Abu-Assad ra mắt, thế nhưng, sức hấp dẫn và tính thời sự của nó thì vẫn còn nguyên. Phim tập trung vào đôi bạn thân người Palestine đang tìm cách trở thành... những kẻ đánh bom liều chết. Paradise Now (2005) khám phá động cơ của hai nhân vật chính bị thao túng và các biến số khiến một cuộc đánh bom thành công hoặc thất bại. Qua đó, bộ phim làm rõ câu chuyện đằng sau lý tưởng của những người khát khao trở thành khủng bố này. Dù đứng ở góc nhìn nào, đây vẫn là một bộ phim thú vị và tạo ra nhiều ý kiến thảo luận của giới chuyên môn lẫn mộ điệu điện ảnh.
Đây là một bộ phim không thể bỏ qua nếu bạn đang tìm một góc nhìn mới về cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, cùng với đó là Sự sụp đổ của Đế chế Ottoman và thành lập Nhà nước Israel (một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Trung Đông Thế kỷ XX).Được chuyển thể từ tiểu thuyết tự truyện đồ họa (autobiographical graphic novel) cùng tên, bộ phim kể câu chuyện của một cô gái điều hướng các sự kiện ở trong nước và cộng đồng hải ngoại Iran. Qua cái nhìn của những người trong cuộc, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự đau thương mà đất nước, cũng như con người nơi đây đã phải chịu đựng trong một khoảng thời gian dài.
Đây là một bộ phim Thổ Nhĩ Kỳ rất thú vị để xem và khám phá văn hóa quốc gia Hồi giáo ở đất nước này. Phim kể về năm cô gái tuổi teen với mong muốn hòa mình và tận hưởng cuộc sống hiện đại, nhưng lại bị cấm cản bởi người chú có tư tưởng bảo thủ về tôn giáo. Về cơ bản, bộ phim đã cho thấy rõ khoảng cách thế hệ hiện đang diễn ra ở khu vực Trung Đông. Nó cũng minh họa về sự mâu thuẫn rõ nét trong những quan điểm đương thời.
Vào đầu những năm 1990, một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở Ai Cập dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Không giống như Hoa Kỳ, nơi các chính trị gia thường có vẻ ngại thảo luận về nguồn cảm hứng tôn giáo đằng sau chủ nghĩa khủng bố, Ai Cập đã phản ứng với điều này bằng cách chế nhạo những kẻ cực đoan và thói đạo đức giả của họ. Phim kể về một một thanh niên Hồi giáo "ngây thơ" được cấp trên lựa chọn để tiến hành một cuộc tấn công. Trên đường đi, anh bị một chiếc ô tô đâm phải và được một gia đình trung lưu đưa về, nơi anh trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn mới.
Lawrence of Arabia (1962) là một bộ phim lịch sử kỳ công được đạo diễn bởi David Lean vào năm 1962. Phim kể về cuộc đời của Lawrence, một sĩ quan quân đội Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Arab chống lại Đế quốc Ottoman trong Thế chiến I.
Phim đã được đánh giá cao về mặt kỹ thuật, đạo diễn và diễn xuất. Nó giành được bảy giải Oscar, trong đó có giải phim hay nhất và giải đạo diễn xuất sắc nhất. Roger Ebert, một nhà phê bình phim nổi tiếng, đã cho bộ phim điểm số tuyệt đối và gọi nó là "một trong những bộ phim phi thường nhất từng được thực hiện" (1).
Mặc dù đã được sản xuất khá lâu và màu phim cũng như hình ảnh không đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn hiện đại, thế nhưng, bộ phim rất phù hợp để minh họa những xung đột về giá trị và sự kiện lịch sử còn vang vọng này.
Bên cạnh các tác phẩm điện ảnh thì có rất nhiều bộ phim tài liệu của người trong cuộc về thực trạng chiến tranh tại vùng Trung Đông đã đạt nhiều giải thưởng lớn trong các liên hoan phim quốc tế.
Đây là bộ phim tài liệu của đạo diễn người Syria được đề cử giải Oscar - Talal Derki (phim Of Fathers and Sons). Bộ phim kể về câu chuyện bi thảm của một thủ môn 19 tuổi chơi cho đội tuyển bóng đá quốc gia Syria, và bạn của anh là nhà báo Ossama. Khi xung đột ở Syria nổ ra, người vận động viên trẻ này đã trở thành một thủ lĩnh biểu tình có tiếng trong nước.Return to Homs (2013) đã được chiếu tại các liên hoan phim trên khắp thế giới và đã giành được giải thưởng lớn cho Phim tài liệu hay nhất tại liên hoan Sundance năm 2014.
Bộ phim tài liệu này đã được ra mắt thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2016. Gaza Surf Club (2016) kể về một nhóm chàng trai trẻ ở vùng đất Palestine lướt sóng như một cách để thoát khỏi hiện thực cuộc sống. Đây là một câu chuyện cảm động về việc tìm kiếm một chút tự do, ở nơi được nhiều người cho rằng không khác gì "nhà tù ngoài thiên nhiên".
For Sama (2019) là một bộ phim tài liệu từng đoạt giải thưởng được quay trong hơn 5 năm trong cuộc nổi dậy ở Aleppo, Syria. Phim kể về tình cảm của một cô gái với đứa con của mình - Sama - trong một cuộc xung đột thảm khốc. Như một bức thư của người mẹ gửi gắm cho con gái của mình, phim đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải Bafta cho Phim tài liệu hay nhất. Ngoài ra, phim cũng được đề cử giải Oscar năm 2019 cho Phim tài liệu xuất sắc nhất.
A World Not Ours (2012) là một bộ phim tài liệu xuất sắc lấy tựa đề từ tiểu thuyết của tác giả người Palestine - Ghassan Kanafani. Dựa trên câu chuyện gia đình của Fleifel, phim kể về ba thế hệ sống lưu vong, tìm hết mọi cách để sinh tồn trong một trại tị nạn ở miền nam Lebanon.
Hy vọng với bài viết tổng hợp này, độc giả của LeLa Journal sẽ có một danh sách phim mới để tham khảo vào cuối tuần, cuối tháng này.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giải Trí?