Từ xa xưa, chuyện tình về Hằng Nga và Hậu Nghệ đã được nhiều người nhắc đến, từ việc hỗ trợ chồng bắn hạ 9 Mặt trời cho đến uống nhầm thuốc tiên mà bay thẳng lên cung trăng. Thế nhưng, không chỉ ở riêng một quốc gia nào, mà rất nhiều nên văn hóa trên thế giới cũng
Không chỉ các nhà nhơ, thi sĩ mới say mê vẻ đẹp của Mặt trăng mà có lẽ ngay những vị thần cũng "vướng phải lưới tình" như vậy. Trong thần thoại Trung Quốc, Thiên Bồng Nguyên Soái là một người giữ chức vụ lớn ở Thiên cung khi cai quản trong tay tới tám vạn binh lính. Tuy vậy, vị Tổng tư lệnh quyền lực này cũng không thể vượt qua được ải mỹ nhân. Bởi trên Thiên cung có rất nhiều nữ thần tài sắc vẹn toàn nhưng Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ chú ý duy nhất đến Hằng Nga. Trong một bữa tiệc lớn, bị vẻ đẹp của nàng làm mê mệt, ông đã "mượn rượu" tỏ tình và bị từ chối thẳng thừng. Thậm chí, trong một số bản, tình tiết này còn liên quan tới hành động sàm sỡ, chọc ghẹo. Vì việc này, Thiên Bồng Nguyên Soái bị đày xuống hạ giới và sau này, trở thành đồ đệ thứ hai của Đường Tam Tạng là Trư Bát Giới (1).
Điều này cũng khiến ông nổi tiếng là người có cuộc sống phong lưu và được xem như là "vị thần duy nhất mà 'phố đèn đỏ' tôn thờ" (2).
"Kẻ đi gieo tương tư giờ thành kẻ đi ôm tương tư...", đó là câu chuyện của Selene, nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Hy Lạp. Hằng đêm, Selene cùng cỗ xe Mặt trăng của mình đi ngang bầu trời và một ngày nọ, nàng bắt gặp một anh chàng đẹp trai tên là Endymion. Say đắm Endymion nhưng nàng rất buồn vì lại vướng vào vấn đề cấm đoán sự kết hợp thần-người muôn thuở, khi một bên bất tử còn một bên thì không. Cuối cùng, cả hai đều đồng ý giải pháp đến từ Zeus là để Endymion ngủ giấc ngàn thu đúng nghĩa đen (đi ngủ và không bao giờ tỉnh lại). Điều này giúp anh không bị già đi và Selene hằng ngày có thể đến thăm anh trong... cõi mộng (3).
Mặc dù câu chuyện này còn nhiều dị bản, nhưng từ lâu nó đã là một nguồn cảm hứng cho thơ ca khi nói về những trắc trở, oan trái và cả sự hy sinh trong tình yêu
Nhắc đến Mặt trăng thì nền văn hóa Á Đông sẽ nghĩ ngay tới chị Hằng, biểu tượng của vẻ đẹp và sự lãng mạn, trừ... Nhật Bản. Bởi ở quốc gia này, thần Mặt trăng tên là Tsukuyomi no Mikoto - một vị nam thần kiêu hãnh, liên quan tới trật tự và sắc đẹp. Là chồng của nữ thần Mặt trời Amaterasu, nhưng do xung đột, Tsukuyomi đã dành cả cuộc đời để... truy đuổi cô trên bầu trời.
Điều này bắt nguồn từ một bữa tiệc, khi Tsukuyomi thấy kinh hoàng trước phương pháp chế biến thực phẩm của nữ thần ẩm thực Uke Mochi nên đã... hạ sát cô. Quá khiếp sợ, Amaterasu đã trục xuất chồng mình ra khỏi thiên cung và từ đó, hai người không còn gặp lại nhau (4).
Thế nhưng, điều này không ngăn cản được tình yêu của nam thần Mặt trăng dành cho vợ mình. Mãi mãi, Tsukuyomi sẽ tiếp tục theo đuổi Amaterasu trên bầu trời đêm mà không bao giờ chạm tới được cô ấy.
Tết Trung Thu ở Nhật Bản có tên là Tsukimi hoặc Otsukimi (nghĩa là lễ hội ngắm trăng). Vào ngày này hằng năm, mọi người trong gia đình sẽ lại quây quần, sum họp, và cùng trò chuyện thân mật như một cách để củng cố mối quan hệ trong gia đình (5).
Khác hẳn với sự chung thủy của nam thần Mặt trăng Nhật Bản, nam thần Mặt trăng Chandra của Ấn Độ thì theo quan điểm đa thê với... 27 người vợ. Trong truyền thuyết của Ấn Độ giáo, bầu trời được chia thành 28 phần. Hai mươi bảy trong số này bị chiếm giữ bởi các nữ thần được gọi là Nakshatra và tất cả đều được gả cho Chandra.
Tuy nhiên, Chandra chỉ thích một vị Nakshatra tên là Rohini. Họ dành nhiều thời gian bên nhau đến nỗi Chandra bỏ rơi những người vợ khác. Điều này khiến cho anh bị nguyền rủa là phải chịu cảnh gầy mòn dần đi. Để giải lời nguyền bắt buộc anh mỗi ngày phải đến nhà của một người vợ. Kết quả là, Chandra bắt đầu trở nên sáng đẹp hơn khi anh đến gần nhà Rohini và mờ dần đi khi anh rời xa cô (6).
Vậy nên, để có một cuộc sống viên mãn, chế độ một vợ một chồng và sự công bằng đã được xây dựng dựa trên nền móng tình yêu vững chắc. Đó là điều mà người xưa muốn truyền lại cho chúng ta.
Ngắm trăng tròn có thể khiến chúng ta tỉnh táo hơn... một chút
Trong một nghiên cứu của Đại học Basel ở Thụy Sĩ, những đối tượng được theo dõi gần ngày trăng tròn nhất có giấc ngủ nông hơn, sản xuất ít melatonin hơn và mất nhiều thời gian hơn 5 phút để chìm vào giấc ngủ so với những người được theo dõi vào thời điểm khác trong tháng (7). Nhà nghiên cứu về giấc ngủ Marie Dumont, cho rằng trăng tròn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bằng cách tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng của các tình nguyện viên vào buổi tối.
Vậy nên, thật tuyệt vời nếu Trung thu này chúng ta cùng ngắm trăng và chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện tình lãng mạn của chị Hằng đúng không nào
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giải Trí?