Tuổi thọ lâu dài không nhất thiết bắt nguồn từ gen di truyền. Các yếu tố như những gì ta ăn, những thứ ta làm mỗi ngày đều góp phần không nhỏ trong việc gia tăng tuổi thọ. Dưới đây là tổng hợp những “bí mật” đã được khoa học kiểm nghiệm, giúp bạn hình thành một cuộc sống khỏe mạnh, lâu hơn so với mức trung bình.
Vùng xanh (hay Blue Zone) bao gồm đảo Ikaria (Hy Lạp), Okinawa (Nhật Bản), Barbagia (Ý), Loma Linda (California, Mỹ), Nicoya (Costa Rica) là những nơi có người dân không chỉ sống lâu mà còn sống tốt nhất thế giới. Họ thường sống đến 100 tuổi và vẫn sinh hoạt bình thường ở tuổi 80, không bị mắc các bệnh thoái hóa phổ biến như ở hầu hết các nước công nghiệp hóa.
Dan Buettner, tác giả một loạt quyển sách về Vùng xanh đã chia sẻ về những gì ông học được từ người dân nơi này (1):
Mới đây, Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu của gần 160.000 phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi và phát hiện ra, những phụ nữ lạc quan sống lâu hơn 5,4% so với những người bi quan (2). Đồng thời, phụ nữ có nhiều khả năng sống được đến 90 tuổi nếu họ tin tưởng vào tương lai tích cực, ít đau khổ hơn trong cuộc sống hằng ngày, kể cả khi gặp thách thức.
Một nghiên cứu khác trên cả nam và nữ giới cũng chung kết luận, sự lạc quan có liên quan mật thiết đến việc gia tăng tuổi thọ trung bình từ 11 đến 15%. Nó cũng góp phần vào khả năng “trường thọ đặc biệt” (exceptional longevity) của con người, nghĩa là sống đến 85 tuổi hoặc hơn.
Các bài tập tăng cường cơ bắp, kể cả xách túi nặng, làm vườn, bế trẻ em, nâng tạ, tập với dây kháng lực hoặc tập thái cực quyền... trong 30-60 phút/tuần làm giảm nguy cơ tử vong do các vấn đề như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Nếu thực hiện hằng tuần, chúng ta sẽ giảm được nguy cơ tử vong từ 10 đến 20% (3).
Vào năm 2021, dân số trăm tuổi của nước Nhật đã đạt mức cao kỷ lục: 86.510 người, tăng 6.060 người so với năm 2020. Điều đó nghĩa là, cứ 1.450 người Nhật sẽ có một người trên 100 tuổi và phụ nữ chiếm đến 88,4% trong tổng số người (4). Một phần lý do giúp họ sống lâu là nhờ các thói quen vận động như làm vườn hoặc đi bộ liên tục trong ngày. Ngoài ra, một hành động đơn giản như làm việc nhà cũng giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, nguyên nhân gây tử vong đứng thứ bảy trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hơn 55 triệu công dân (5), (6).
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu kéo dài 20 năm với 111.000 người để xem yếu tố nào trong đời sống có khả năng làm tăng tuổi thọ chúng ta. Họ chỉ ra rằng, việc điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ đến 10 năm đối với phụ nữ và 7 năm đối với nam giới (7). Những đặc điểm chính của lối sống này bao gồm:
Những người áp dụng các thói quen này vào đời sống, ngay cả sau khi chuẩn đoán bệnh, vẫn hưởng nhiều lợi ích từ nó. Ví dụ, một nửa số người mắc ung thư thực hiện ít nhất bốn điều trên đã kéo dài thời gian sống được 22,9 năm, trong khi những người không áp dụng chỉ sống lâu hơn khoảng 11 năm.
Ngược lại, các cá nhân hút thuốc nhiều (hơn 15 điếu mỗi ngày) và những người béo phì lại có tuổi thọ (không bệnh tật) ngắn nhất.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra một số mục tiêu sức khỏe để mọi người nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng cũng làm giảm nguy cơ mất trí nhớ đáng kể ở những người cao tuổi (8).
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.