Phân biệt khái niệm tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn phần nào thay đổi phương pháp tiết kiệm truyền thống.
Trong cuộc khảo sát Make It: Your Money được CNBC thực hiện vào tháng 12 năm 2022, có khoảng 1/5 người thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ 1981 - 1996) và gần 1/4 số Gen Z (sinh năm 1997-2002) tham gia tin rằng để cảm thấy giàu có thì ít nhất trong năm phải kiếm được 1 triệu USD (1).
Ramit Sethi, triệu phú tự thân và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times "I Will Teach You To Be Rich", cho biết: “Nếu làm giàu là mục tiêu của bạn, thì bạn không cần phải cắt bỏ những chi phí nho nhỏ để đạt được điều đó".
Ramit Sethi giải thích thêm rằng: "Khi đề cập tới chuyện hoạch định tài chính cá nhân, nhiều người thường nói về câu chuyện tiết kiệm 3 USD mỗi ngày, nghĩa là tích tiểu thành đại, góp nhặt từng chi phí nhỏ, như chi phí một ly latte (nước uống được kết hợp từ cà phê và sữa). Chúng ta cũng từng nghe qua những lời khuyên như bớt uống một ly cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn trở thành triệu phú. Người ta cứ đắn đo liệu có nên bỏ qua việc mua một ly latte hôm nay, hoặc có nên bớt ăn một chiếc bánh tráng miệng để tiết kiệm hay không. Tuy nhiên, những khoản chi tiêu tầm 3 USD đó không tạo ra sự khác biệt nào quá lớn trong đời sống tài chính”.
Theo triệu phú 40 tuổi, tằn tiện từng đồng như thế không đem lại hiệu quả (2).
Đồng tình với Sethi, triệu phú trẻ Simmons cũng có những đánh giá về tài chính năm 2023:
“Nhìn về tương lai trong thời gian tới đây, tôi khuyên mọi người nên cẩn thận với những gì chưa chắc chắn. Đừng đưa ra quyết định bốc đồng trong sự nghiệp, chẳng hạn nghỉ việc trong khi chưa có phương án dự phòng. Bên cạnh thu nhập chính, hãy tìm thêm một số công việc phụ để luôn đảm bảo thu nhập. Xây dựng nền tài chính vững chắc không chỉ là tiết kiệm từng đồng, mà còn phải biết phương pháp tiền đẻ ra tiền và sử dụng chúng có chủ ý nữa”. (3)
Để xây dựng bảng tầm nhìn hiệu quả, bạn cần phải xác định được thời hạn, tính chính xác, tính khả thi và tính cụ thể. Áp dụng vào việc tài chính cá nhân, chúng ta không chỉ đơn thuần nhủ với lòng rằng “Tôi sẽ tiết kiệm vào năm sau", mà bạn phải ghi rõ ràng mong muốn của mình như:
Số tiền bạn muốn tiết kiệm trong một năm là bao nhiêu, so với mức thu nhập hiện tại có chênh lệch nhiều hay không, nếu trừ hết những chi phí thiết yếu trong cuộc sống thì số tiền còn lại có đủ để đạt mục tiêu?
Không những thế, bạn còn phải lên kế hoạch chi tiết rằng số tiền dư đó để đầu tư hay gửi tiết kiệm lấy lãi, và nếu lỡ vung tay quá trán hay có những chuyện đột xuất xảy ra thì sẽ làm gì để bù lại số tiền đã mất. Để hiện thực hóa điều đó, LeLa Journal đề xuất 4 bước giúp bạn có một bảng tầm nhìn tài chính cụ thể cho năm mới.
Thay vì phụ thuộc vào số tiền mà bạn có, Sethi khuyên bạn nên lập một “kế hoạch chi tiêu có ý thức”. Theo đó, bạn sẽ theo dõi 4 con số theo thứ tự ưu tiên:
Khi biết được những chi phí nhất định phải chi trả kèm theo những khoản chi tiêu phát sinh bất chợt, thì khoản tiền còn lại chính là “số dư” của bạn. Nên nếu lập kế hoạch về tài chính, hãy nhìn vào cột số dư thay vì cột tiền lương.
Sam Palmer, người đứng đầu bộ phận tư vấn và lập kế hoạch tài sản kỹ thuật số tại JP Morgan Wealth Management, nói với CNBC Make It rằng biết dòng tiền đang đi đâu là một bước quan trọng để tạo ra kế hoạch xây dựng giàu có lâu dài.
Palmer nói thêm rằng kế hoạch kiểm soát tài chính cũng linh hoạt theo các sở thích cá nhân. Hôm nay, có thể bạn muốn dành dụm tiền để đi nước ngoài xem buổi biểu diễn của thần tượng nhưng nếu họ dính scandal (những bê bối, điều tiếng xấu) thì kế hoạch của bạn sẽ thay đổi ngay sau đó. Vì vậy, lập kế hoạch tài chính dựa trên mục tiêu cá nhân là quan trọng.
Nói một cách dễ hiểu, tài sản sẽ khiến cho mục tiền tiết kiệm của mình tăng lên còn tiêu sản sẽ khiến nó giảm dần.
Ví dụ, bạn mua một ngôi nhà, bạn cho thuê hằng tháng với giá là 10 triệu đồng, thì ngôi nhà chính là tài sản. Còn khi bạn mua một chiếc đồng hồ đeo trang trí, thì đó chính là tiêu sản vì nó không đem lại nguồn thu nhập nào cho bạn.
Đây là lời khuyên thiết thực cho những ai muốn sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đi đầu tư sinh lợi. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ hỗ trợ cho nhà phân tích tài chính mà nó còn quan trọng với những ai đang có ý định đầu tư vào các doanh nghiệp.
Chỉ số tài chính giúp chúng ta tìm ra được xu hướng phát triển của công ty, đồng thời kiểm tra xem doanh nghiệp đó đang ở xu hướng phát triển hay không, từ đó sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc "ném tiền qua cửa sổ" khi đầu tư.
Mỗi người sẽ đầu tư ở mức độ khác nhau dựa trên mức thu nhập và khả năng hiểu biết, nhưng có một bài học chung là nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Ví dụ, một người có thể đầu tư cùng lúc vào chứng khoán, bất động sản và tác phẩm nghệ thuật.
"Khi nói đến đầu tư, tôi ủng hộ việc đào sâu vào ham muốn của bản thân, nghĩa là bạn phải hiểu những gì bạn thích và không thích, đồng thời biết điều gì mình không phù hợp".
Hiểu biết đó đã giúp cô luôn giữ mình tránh xa những phi vụ đầu tư tiền ảo, ngay cả khi có hàng triệu người chạy theo nó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Simmons phản đối việc mọi người nghiên cứu thêm về tiền điện tử và các xu hướng tài chính khác đang phát triển. Quan trọng là cô đo lường chúng dựa trên giá trị cốt lõi của mình: “Chúng ta nên học hỏi và phát triển”.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.