Những dịp lễ hội hứa hẹn là bữa tiệc trình diễn pháo hoa ngập tràn âm thanh và ánh sáng, đây là niềm vui với nhiều người nhưng lại là "ác mộng" với loài chó.
Chó rất nhạy cảm với những tiếng ồn lớn. Từ tiếng nẹt pô xe cho đến tiếng cãi nhau, tiếng pháo hoa inh ỏi cũng làm "người bạn bốn chân" của chúng ta bình tĩnh và hoảng loạn.
Loài chó sở hữu thính giác tinh nhạy. Chúng có thể nghe âm thanh trong khoảng tần số từ 65 đến 45.000 Hz (trong khi ở con người là từ 20 đến 20.000 Hz) (1). Khả năng này cũng đem đến cho chúng không ít rắc rối. Khi nghe những âm thanh lớn, những chú chó sẽ giật mình, trở nên căng thẳng và dẫn đến những hành động trốn nấp dưới bàn ghế, cắn phá đồ đạc… gây nguy hại cho cả đồ vật trong nhà lẫn con người (2).
Một thí nghiệm năm 2103 cho thấy nồng độ cortisol (hormone tiết ra khi căng thẳng) ở những con chó nghe một đoạn băng ghi âm về tiếng giông sét sẽ cao hơn so với khi chúng nghe tiếng sủa từ đồng loại. Đồng thời những chú cún có nồng độ cortisol cao cũng có xu hướng chạy trốn và tìm kiếm sự chú ý của con người (bằng tiếng sủa, hành vi giật dây xích) (3).
Theo nhà nghiên cứu Emily J. Blackwell và các cộng sự, mức độ sợ hãi của chó phụ thuộc vào các yếu tố như giống, tuổi, giới tính, tình trạng sinh sản… Những con chó lớn tuổi có sẽ mất dần khả năng nghe thấy âm thanh ở tần số cao vốn giúp chó xác định được vị trí xảy ra tiếng ồn. Do đó, chúng sẽ dễ căng thẳng hơn (4).
Giáo sư Y học hành vi thú y Daniel Mills phân tích: "Việc nghe thấy tiếng ồn mà không biết nó phát ra từ đâu rất đáng sợ đối với một con chó. Bạn có thể xem một màn bắn pháo hoa và biết rằng nó sẽ không bắn trúng ban công nhà bạn. Nhưng với chó, tất cả những gì chúng biết là có một tiếng nổ đâu đó nhưng lại không biết liệu cú nổ tiếp theo có xảy ra ngay tại đây không" (5). Vì thế, hành vi nổi loạn của chó khi nghe tiếng pháo hoa cần được chúng ta chú ý quan sát và giúp chúng giải tỏa, thay vì ép chúng phải giữ bình tĩnh.
Bạn có thể đọc thêm bài viết này của LeLa Journal để nhận diện những dấu hiệu cho thấy cún của mình đang bị mắc chứng sợ hãi lo âu.
Trước khi pháo hoa bắt đầu, chủ nhân có thể giúp chó cưng bớt căng thẳng bằng những phương pháp như sau (6) (7):
Khi pháo hoa diễn ra, những chú chó có thể trở nên cực kỳ sợ hãi và bắt đầu có biểu hiện run rẩy, ẩn nấp hoặc cắn phá quá khích. Chúng ta có thể giúp "người bạn lắm lông" thư giãn bằng cách:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Thú Cưng?
Chia sẻ những phương pháp thiết thực giúp bạn chăm sóc thú cưng.