Ngày 5/6 hằng năm đã được Liên Hiệp Quốc chọn làm "Ngày Môi trường Thế giới" kể từ năm 1972 và cho đến nay, vấn đề ô nhiễm và biến đổi khí hậu vẫn luôn là bài toán khó chưa có được đáp án vẹn toàn. Ở khía cạnh tích cực, ngày càng có nhiều người quan tâm và nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời nhiều quốc gia cũng đang chung tay gìn giữ màu xanh của Trái đất. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Nielsen Việt Nam, có đến khoảng 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một sản phẩm đến từ những thương hiệu "xanh - sạch" cũng như sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Một trong những nỗ lực phổ biến nhất trong việc thực hiện lối sống xanh là hạn chế sử dụng bao bì nhựa và chuyển sang dùng các loại vật liệu thân thiện hơn với môi trường, đặc biệt là bao bì giấy. Tuy nhiên, liệu bao bì giấy có thực sự bảo vệ môi trường vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.
Những tác hại mà nhựa mang đến cho môi trường đã luôn được phổ biến rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường. Trong khi đó, rất ít người biết tới những tác hại mà quá trình sản xuất cũng như tiêu hủy giấy có thể đem lại. Dưới đây là một số nhược điểm của loại vật liệu vốn được cho là thân thiện với môi trường này:
Với tất cả những hạn chế nêu trên, liệu có thể nói rằng bao bì giấy thực ra là kém thân thiện và gây hại cho môi trường hay không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Giống như bất kỳ vật liệu nào khác, giấy cũng có những ưu - nhược điểm riêng và lựa chọn này chỉ chưa hẳn là một giải pháp triệt để hoàn hảo cho vấn đề môi trường mà thôi.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng đều liên hệ bao bì bằng giấy với sự thân thiện với môi trường, trong khi có đánh giá trái ngược về những bao bì bằng nhựa. Bằng chứng là vào năm 2007, trào lưu sử dụng những chiếc túi vải với slogan "I’m not a plastic bag" (tạm dịch: Tôi không phải một chiếc túi nhựa) đã lan rộng trên khắp thế giới, như một tuyên ngôn về việc bảo vệ môi trường. Điều này đã cho thấy ấn tượng tiêu cực mà người tiêu dùng thường có đối với chất liệu nhựa.
Để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và xây dựng hình ảnh về một thương hiệu "xanh", ngày càng có nhiều nhãn hàng lựa chọn sử dụng bao bì giấy cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, do những đặc tính cố hữu của nó (không đủ độ cứng để bảo vệ sản phẩm khỏi bị biến dạng, dễ bị rách và thấm nước), không phải loại sản phẩm nào cũng thích hợp để sử dụng bao bì giấy. Vậy là, để vẫn có được một vẻ ngoài thân thiện với môi trường nhằm thu hút khách hàng, nhiều thương hiệu đã lựa chọn đóng gói sản phẩm với hai lớp bao bì, một lớp nhựa bên trong và một lớp giấy hoặc bìa bên ngoài. Một sản phẩm vốn chỉ cần đựng trong bao bì nhựa giờ lại được khoác thêm chiếc hộp giấy bên ngoài dù chỉ với mục đích "làm đẹp" hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Nếu là người thường xuyên mua hàng, chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp những trường hợp đóng gói quá mức đến "dư thừa" như vậy.
Điều đáng buồn là, cách làm này lại có hiệu quả trong việc đánh lừa nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm. Một cuộc khảo sát được tiến hành trên hơn 4.000 người đã cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng đánh giá một sản phẩm được bọc thêm bao bì giấy bên ngoài là thân thiện với môi trường hơn một sản phẩm tương tự nhưng chỉ có lớp bao bì bằng nhựa (8).
Thật là một nghịch lý khi những người càng có ý thức về môi trường lại càng dễ rơi vào cái bẫy "quá tải bao bì", và mục đích tốt đẹp của họ lại vô tình gây nên việc lãng phí tài nguyên và khiến lượng rác thải tăng cao.
Việc giải quyết vấn nạn "quá tải bao bì" là một thách thức lớn cần đến sự nỗ lực từ cả phía nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhưng liệu có cách nào để nhà sản xuất thể hiện mình là một thương hiệu có trách nhiệm với môi trường, từ đó nâng cao hình ảnh của bản thân trong mắt khách hàng mà không cần dùng đến bao bì giấy? Còn với người tiêu dùng, nếu việc sử dụng bao bì giấy không phải biện pháp tối ưu, thì làm thế nào để mỗi người có thể thực hiện lối sống xanh một cách hiệu quả?
May mắn thay. bao bì bằng giấy không phải cách duy nhất để một nhãn hàng có thể định vị bản thân là thương hiệu "xanh". Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Harvard Business Review, đối với những sản phẩm phải sử dụng nguyên liệu nhựa để đóng gói, việc gắn một nhãn dán với dòng chữ "Hạn chế tối thiểu bao bì" lên sản phẩm là một cách thức hiệu quả nhằm thu hút tệp khách hàng quan tâm đến môi trường. Một cách làm khác được nhiều thương hiệu lựa chọn là sử dụng vật liệu tái chế làm bao bì hoặc đăng tải thông điệp khuyến khích việc bảo vệ môi trường lên sản phẩm.
Từ năm 2021, trên mọi bao bì sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam đều được in dòng chữ "Tái chế tôi"
Vậy còn với tư cách người tiêu dùng, đâu là những việc ta có thể làm nhằm góp phần bảo vệ môi trường? Không cần tới những thay đổi lớn lao, dưới đây là một số hành động nhỏ nhưng hiệu quả giúp ta duy trì lối sống xanh mỗi ngày:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.