Nếu như con đầu lòng có trí thông minh (được thể hiện qua chỉ số IQ) cao hơn anh chị em của mình thì con út sẽ có thế mạnh về nghệ thuật, giao tiếp.
Về sau, thuyết đặc điểm tính cách của Allport tiếp tục được các nhà tâm lý học nghiên cứu. Giáo sư Yoda Akira thuộc trường Đại học Showa (Nhật Bản) đã thực hiện một nghiên cứu để làm rõ những nét tính cách của con người dựa vào thứ tự ra đời. Những đặc điểm đó được gọi là "tính cách con trưởng", "tính cách con thứ" và "tính cách con út". Nghiên cứu này cũng cho thấy 43% giám đốc doanh nghiệp thường là con trưởng (3), (4).
Meri Wallace, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tâm lý học trẻ em và gia đình, cũng đồng ý với lý thuyết về thứ tự chào đời ảnh hưởng đến tính cách. Bà cho rằng một số nguyên nhân đến từ cách nuôi dưỡng của cha mẹ và vài lý do khác là thứ bậc của trẻ trong mối tương quan với anh chị em. Đồng thời, Wallance cũng khẳng định: "Mỗi vị trí của một đứa trẻ trong gia đình đều có những thách thức riêng".
Motofumi Fukahori, Tiến sĩ Y học & Tâm thần học, Viện trưởng của bệnh viện Imajuku (Nhật Bản) giải thích trong cuốn sách Toàn thư tâm lý học rằng: “Có rất nhiều lý do anh em ruột lại có tính cách khác nhau, nhưng nguyên nhân lớn nhất là sự khác biệt trong cách giao tiếp của bố mẹ với từng đứa con".
Với người con đầu lòng (con trưởng), toàn bộ kinh nghiệm mang thai và nuôi con đều là lần đầu của bố mẹ. Do vậy từ đứa con hai trở đi, thái độ của bố mẹ có sự thay đổi là điều đương nhiên. Ngoài ra, phụ huynh cũng có xu hướng mong con đầu lòng mau chóng khôn lớn, nhưng với con út lại có tâm lý muốn con mãi bé bỏng. Chính sự khác biệt về thái độ và ý thức của bố mẹ sẽ tác động lên tính cách của các con. Từ đó tạo ra “tính cách của con trưởng” và “tính cách của con thứ/út”.
Ông cũng nói thêm rằng ta có thể khẳng định một số tính cách đặc trưng ở con trưởng và con út, còn những nét tương đồng của con thứ với các anh chị em sẽ khó quan sát hơn.
Là con đầu lòng, anh/chị cả sẽ được nuôi dạy với sự pha trộn giữa bản năng và thử nghiệm của bố mẹ. Điều này thường khiến bố mẹ trở thành những người chăm sóc theo sách vở, cực kỳ chu đáo, thậm chí nghiêm khắc áp đặt các quy tắc vì quá lo lắng về những điều nhỏ nhặt. Cách nuôi dạy con này có thể khiến trẻ trở thành người cầu toàn, luôn cố gắng làm hài lòng bố mẹ.
Con đầu lòng có xu hướng gần gũi cha mẹ, luôn muốn sự hiện diện đầy đủ của các thành viên trong gia đình. Họ thường là những người siêng năng và muốn đạt được kết quả xuất sắc trong mọi việc. Ngoài ra, con cả cũng có những đặc điểm như sau:
Frank Farley, tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Đại học Temple, chia sẻ trên tạp chí Parents: "Nhiều bậc cha mẹ dành nhiều thời gian hơn để học, đọc và giải thích mọi thứ cho đứa con đầu lòng. Sự quan tâm, kỳ vọng đó cũng giải thích tại sao con cả thường thành công vượt bậc. Ngoài việc đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra IQ và được kèm cặp về giáo dục nhiều hơn so với anh chị em của mình, con cả còn có xu hướng kiếm được tiền nhiều hơn" (5), (6).
Thành công luôn đi kèm với những rủi ro, tiến sĩ Michelle P. Maidenberf (New York, Mỹ) nói rằng chỉ vì sợ sai lầm nên đứa trẻ lớn nhất trong gia đình sẽ dễ trở nên thiếu linh hoạt: "Chúng không thích thay đổi và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Ngoài ra, việc cha mẹ giao nhiều trách nhiệm khi ở nhà như là làm bài tập, làm việc nhà hay trông coi các em cũng khiến chúng căng thẳng vì phải biến bản thân trở nên hoàn hảo".
Khi đứa con thứ hai ra đời, cha mẹ có thể ít nghiêm khắc, xét nét hơn do đã có kinh nghiệm nuôi dạy và biết điều gì cần thiết hoặc không. Chúng cũng ít được chú ý bởi vì còn anh/chị lớn, ít bị chỉ trích, từ đó hình thành tính cách xuề xòa, dễ dãi, nên cũng được lòng mọi người hơn (7), (8).
Cũng theo lời của Meri Wallace, đứa con giữa thường cảm thấy bị bỏ rơi và có cảm giác "Chà, tôi không được ưu tiên vì không phải con lớn, cũng không được nâng niu vì không phải con út. Vậy tôi ở vị trí nào?". Vì lẽ đó, đây có thể là những đứa trẻ khó kiểm soát nhất, cả về suy nghĩ lẫn hành vi, chúng dễ trở nên "nổi loạn thầm kín" và bày trò chơi khăm anh chị của mình (9).
Nhìn chung, con giữa có xu hướng sở hữu những đặc điểm tính cách sau đây:
Bởi vì ít nhận được sự quan tâm từ gia đình so với các anh chị em, nên những người con thứ ở độ tuổi trung niên trở nên ít gắn bó với anh em ruột mà có xu hướng tạo dựng mối quan hệ thân thiết với bạn bè. Giáo sư tâm lý học Linda Dunlap tại Đại học Marist cho rằng "họ thường là người đầu tiên trong số anh chị em thích đi du lịch một mình hoặc với bạn bè, thậm chí là đi cùng một gia đình khác" (11).
Những đứa con út thường có tính cách phóng khoáng do thái độ ngày càng thoải mái của bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái lần thứ ba (hoặc thứ tư, thứ năm...). Từ đó, con út hình thành những đặc điểm tính cách sau:
Vì phụ huynh thường không "dán mắt" vào con út như con cả, nên chúng có thể phát triển theo cách riêng để thu hút sự chú ý. Họ có xu hướng trở thành những người năng động với tính cách hướng ngoại, hòa đồng, giỏi giao tiếp và có thiên hướng nghệ thuật (12). Không có gì ngạc nhiên khi nhiều ca sĩ và diễn viên nổi tiếng đều là con út trong gia đình, như: ca sĩ Mỹ Anh - con gái của ca sĩ Mỹ Linh & nhạc sĩ Anh Quân, Kim Jisoo - thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc BLACKPINK, nam ca sĩ Harry Styles - cựu thành viên nhóm One Direction, nữ diễn viên Jennifer Lawrence - chủ nhân của tượng vàng Oscar danh giá...
Tuy nhiên, vì yêu thích tự do, có tinh thần phóng khoáng, nên người con út cũng thích tạo dấu ấn cá nhân bằng những quyết định mạo hiểm và không ngại thử thách. Chính vì thế, họ là người ít có tính kỷ luật, thường xuyên làm bố mẹ lo lắng nhiều nhất (13), (14), (15). Để hiểu hơn về cách dạy dỗ con út nói riêng và nuôi dạy trẻ nói chung, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một bài viết khác của LeLa Journal: "Thương cho roi cho vọt": Có còn đúng trong xã hội thời nay
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?