Ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo năng lượng, sửa chữa tế bào, cải thiện sức khỏe tinh thần và học tập điều mới. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ là hết sức quan trọng đối với sự phát triển. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố tác động mà nhiều trẻ dễ bị các rối loạn ngủ, ngủ chập chờn, từ đó khiến sức khỏe cá nhân suy giảm và cha mẹ thêm lo lắng.
Thế nhưng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ, bởi không ít cha mẹ bắt gặp con mình thức giấc giữa đêm, ngủ nông, khóc quấy hoặc thường bị giật mình, kinh hoàng trong đêm (night terror). Để ngăn ngừa các tình trạng trên, cha mẹ cần hiểu về rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Rối loạn giấc ngủ là cách gọi chung cho những tình trạng thể chất hoặc tinh thần khiến trẻ khó vào giấc, giật mình, thức giấc giữa chừng... Theo định nghĩa nghĩa của Hiệp hội Thần kinh Hoa Kỳ (APA) (2), rối loạn giấc ngủ là rối loạn liên quan đến giờ giấc ngủ, thời lượng ngủ, từ đó dẫn đến trạng thái bực dọc và rối loạn chức năng vào ban ngày.
Rối loạn giấc ngủ được cho là có mối liên hệ với các tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần như sử dụng thuốc, trầm cảm, lo âu...
Đặc biệt, rối loạn giấc ngủ ở trẻ sẽ gây ra rất nhiều vấn đề lớn, như khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, hành vi, quan hệ xã hội cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ sẽ giảm sự năng động, gây rối loạn đến các hoạt động bình thường của gia đình. Các rối loạn thuở nhỏ cũng chính là nguy cơ để trẻ phát triển các bệnh lý khác về sau.
Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn giấc ngủ ở trẻ em rất quan trọng. Trong đó, tìm nguyên nhân bệnh là một trong những công việc ưu tiên.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn có thể là do sinh lý, môi trường, hoặc các vấn đề sức khỏe khác khiến đồng hồ sinh học của giấc ngủ bị chệch pha. Đối với trẻ nhỏ, rối loạn giấc ngủ khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc giữa đêm có thể là vì trẻ vận động nhiều vào ban ngày nên trẻ khó vào giấc, trẻ sắp mọc răng, hoặc do trẻ ăn quá ít hoặc quá no.
Sau đây là một số rối loạn giấc ngủ thường thấy ở trẻ:
Hoảng loạn trong lúc ngủ thường được gọi là "giấc ngủ kinh hoàng". Đây cũng giống như ác mộng, nhưng có phần kịch tính hơn nhiều. Trẻ nhỏ rơi vào tình trạng này sẽ giật mình giữa giấc, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, lăn lộn trên giường, hét toáng lên và trông rất khiếp đảm.
Tuy nhiên, khi tỉnh dậy, đa số trẻ không nhớ về cơn hoảng loạn đó.
Đặc biệt, hoảng loạn trong lúc ngủ thường xảy ra trong giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh (non-REM).
Một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ là trẻ dễ bị hụt hơi, ngáy to, thường xuyên thức giấc. Ngoài ra, trẻ còn dễ sụt cân do sự suy giảm các hormone phát triển liên quan đến chứng ngưng thở. Tình trạng này thường diễn ra ở trẻ béo phì, hoặc trẻ vốn có khí quản hẹp.
Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, các rối loạn liên quan đến hệ tuần hoàn... (3)
Mất ngủ giả là một trong các rối loạn phổ biến nhất ở trẻ, bao gồm nhưng không giới hạn ở các triệu chứng sau:
Trẻ mắc bệnh ngủ giả thường sẽ không nhận thức được tình trạng của mình sau khi thức dậy. Vì vậy, đa số các tình trạng này sẽ tự khỏi và không gây nguy hại cho trẻ.
Song, nếu tình trạng kéo dài trẻ có thể gây khó chịu, sợ ngủ. Do các triệu chứng có phần giống nhau, đây được coi là một dạng rối loạn không có bệnh căn rõ ràng, nên cha mẹ cần quan sát trẻ mỗi đêm để chú ý các dấu hiệu này.
Triệu chứng rõ nét nhất báo hiệu trẻ có thể đang mắc hội chứng chân không yên là việc: trẻ có thể than phiền về cảm giác khó chịu ở chân khiến trẻ không thể nằm yên ngủ. Theo đó, trẻ nói rằng trẻ không cưỡng lại được thôi thúc hoạt động chân. Tình trạng này diễn ra ở phần lớn trẻ nhỏ, khiến cha mẹ dễ hiểu lầm rằng trẻ ham chơi, không chịu vào giấc.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể xảy ra do ảnh hưởng của môi trường, nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, tiếng ồn, nhiệt độ phòng, ăn thực phẩm không tiêu hay caffein... đều góp phần làm rối loạn đồng hồ sinh học của trẻ.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhiệt độ cơ thể do có hoạt động mạnh cũng khiến trẻ khó vào giấc hơn, vì khi ngủ, cơ thể cần hạ thân nhiệt.
Khi phát hiện các dấu hiệu của các loại rối loạn giấc ngủ trên, cha mẹ cần nhanh chóng điều chỉnh lịch sinh hoạt và liên hệ với các chuyên gia y tế để được can thiệp.
Song, phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ cần chú ý thực hiện 4 biện pháp sau:
Nếu thực hiện những biện pháp trên, nhưng tình trạng rối loạn của trẻ vẫn còn dai dẳng, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là vấn đề không nên xem nhẹ vì các triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và can thiệp sớm, cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng rối loạn và ngủ ngon hơn. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn phần nào các rối loạn ngủ thường gặp ở trẻ, cũng như cách để vệ sinh giấc ngủ cho con.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?