Mối quan tâm của các chủ doanh nghiệp tập trung hơn vào một số chủ đề chính, điều này thể hiện qua những khóa đào tạo kỹ năng mà họ lựa chọn
Nền tảng mạng xã hội cho cộng đồng doanh nghiệp LinkedIn đã công bố danh sách 15 khóa đào tạo được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu hiện nay (1). Trong đó, kỹ năng huấn luyện, giao tiếp trong môi trường đa dạng, thích nghi với làm việc trực tiếp kết hợp từ xa (hybrid working) là những chủ đề xuất hiện nhiều nhất.
1. Executive Presence on Video Conference Calls
(Sự hiện diện của người điều hành trong các cuộc họp trực tuyến)
2. How to Make Strategic Thinking a Habit
(Làm thế nào để biến tư duy chiến lược thành thói quen)
3. Guy Kawasaki on Turning Life Wisdom into a Business
(Guy Kawasaki: Ứng dụng triết lý cuộc sống để phát triển doanh nghiệp)
4. Coaching Skills for Leaders and Managers
(Kỹ năng huấn luyện cho các nhà lãnh đạo và quản lý)
5. Skills for Inclusive Conversations
(Kỹ năng tạo dựng cuộc trò chuyện hòa nhập giữa sự đa dạng)
(Lãnh đạo điều hành)
7. Building Resilience as a Leader
(Xây dựng khả năng phục hồi với tư cách nhà lãnh đạo)
8. Coaching and Developing Employees
(Huấn luyện và phát triển nhân viên)
9. Communicating the Language of Leadership
(Truyền đạt ngôn ngữ lãnh đạo)
10. Transitioning from Manager to Leader
(Chuyển đổi từ quản lý sang lãnh đạo)
(Tư duy lãnh đạo)
12. How to Give Feedback to Senior Colleagues
(Làm thế nào để đóng góp ý kiến cho quản lý cấp cao)
13. Giving and Receiving Feedback
(Gửi và nhận phản hồi)
14. How to Work Smarter, Not Harder: Save Time and Money and Increase Productivity
(Làm việc thông minh hơn, không phải nhiều hơn: Cách tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tăng cường năng suất)
15. Starting a Memorable Conversation
(Bắt đầu một cuộc trò chuyện đáng nhớ)
LeLa Journal nhận thấy có 3 kỹ năng chính xuất hiện nhiều nhất trong 15 khóa học này và tổng hợp lại các lời khuyên thực tế đến từ những chuyên gia giảng dạy trên LinkedIn. Mời độc giả tham khảo những kỹ năng lãnh đạo và quản lý nổi bật, nhằm tìm ra cách thức tốt nhất giúp doanh nghiệp/tổ chức phát triển, dù cho bạn đang là nhà lãnh đạo, nhà quản lý hay một chuyên gia tuyển dụng.
Đào tạo nhân tài được xem là khả năng cần có của một nhà lãnh đạo giỏi. Những người liên tục đầu tư vào việc huấn luyện nhân viên có thể giúp tổ chức phát triển vượt bậc. Ngược lại, những cá nhân thất bại trong việc hướng dẫn đội ngũ sẽ bỏ lỡ cơ hội quan trọng để tạo nên tác động to lớn.
Sara Canaday, giảng viên của Kỹ năng huấn luyện cho các nhà lãnh đạo và quản lý - một trong năm khóa học phổ biến nhất trong danh sách - cho biết: “Tương tự với văn hóa tuyển dụng, nơi mà tất cả mọi người, không chỉ riêng nhà tuyển dụng, đều có thể thu hút và tuyển ứng viên mới cho công ty. Một nền văn hóa huấn luyện cũng vậy. Đó là nơi tất cả các nhà lãnh đạo, không chỉ riêng chuyên gia mảng học tập và phát triển (L&D), có khả năng huấn luyện những người cấp dưới của họ”.
Huấn luyện kỹ càng không chỉ giúp nhân viên học hỏi kỹ năng mới và ứng dụng hiệu quả hơn, nó còn đẩy mạnh mối quan hệ bền chặt giữa cấp trên và cấp dưới. Sự kết nối này làm tăng lòng trung thành của nhân viên với công ty, từ đó tăng khả năng giữ chân nhân tài, giảm được chi phí tuyển dụng và đào tạo về lâu dài.
Bài học quan trọng cho bất kỳ ai khao khát trở thành người hướng dẫn tốt hơn không phải là “truyền tải một cách mạnh mẽ” hay “nói về những điều đúng đắn”, mà chính là học cách lắng nghe nhân viên của mình. Những huấn luyện viên giỏi trong thế giới kinh doanh thường làm nên những tác động tích cực bằng kỹ năng lắng nghe đặc biệt của họ.
Một số ví dụ về các bước cải thiện khả năng lắng nghe trong khóa học là:
Giao tiếp một cách hòa nhập (inclusive conversation) được hiểu là việc trao đổi thông tin theo cách cho phép tất cả mọi người, bất kể xuất thân và quan điểm của họ về chủng tộc, tôn giáo, giới tính... cảm thấy được tôn trọng và đồng cảm, tạo nên một môi trường hòa nhập mà mọi người đều có cảm giác thuộc về (2).
Trong khóa học Kỹ năng tạo dựng cuộc trò chuyện hòa nhập giữa sự đa dạng, Mary-Frances Winters chia sẻ: “Những cuộc trò chuyện này có vẻ khó khăn. Hầu như tất cả chúng ta đều được dạy không nên nói về những chủ đề như chính trị và tôn giáo, đặc biệt là ở chỗ làm. Vì vậy mọi người thường chưa có đủ những kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả”.
Lãnh đạo cần học cách dẫn dắt các cuộc trò chuyện mang tính xây dựng về những chủ đề nhạy cảm và giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi đóng góp ý kiến của mình trong công việc. Một cách hay để thực hiện điều này đó là đạt được sự đồng cảm qua lại giữa các bên, nhờ vậy mà tất cả có khả năng nhìn nhận các tình huống mâu thuẫn từ quan điểm, góc nhìn của nhau.
“Chúng ta không cần phải đồng ý hoàn toàn với quan điểm của họ mới có thể tôn trọng họ” - Đây là một điều được nhấn mạnh trong khóa học giao tiếp hòa nhập này. Từ những lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm cho đến các thực tập sinh mới vào nghề, tất cả chúng ta đều nên học cách khiêm tốn, đồng cảm và tôn trọng quan điểm cũng như kinh nghiệm sống của mọi người. Văn hóa công ty nhờ vậy sẽ phát triển và trở nên đáng tin cậy vì lãnh đạo có thể giúp nhân viên tự tin mang con người thật của mình vào công việc.
Một số lưu ý hữu ích để xây dựng văn hóa giao tiếp hòa nhập từ Mary-Frances:
Dù đã đạt được một số vị trí quyền lực nhất định, các nhà lãnh đạo vẫn có thể gặp phải hội chứng kẻ mạo danh như bất kỳ ai (hay imposter syndrome, xảy ra khi ai đó có cảm giác họ không đủ năng lực như những gì người khác nghĩ về họ trong một lĩnh vực nào đó, bất chấp những thành công họ đã đạt được) (3).
Khi làm việc từ xa trở nên phổ biến, tần suất họp trực tuyến qua các cuộc gọi video cũng ngày càng tăng. Những nhà quản lý - hay những người đứng ra tổ chức và điều hành cuộc họp - sẽ phải đối diện nhiều hơn với sự soi xét từ cấp dưới và cảm thấy không hoàn toàn tự tin với việc dẫn dắt mọi người khi phải xuất hiện trên camera thường xuyên.
Trong khóa học Sự hiện diện của người điều hành trong các cuộc họp trực tuyến, Jessica Chen đã chỉ ra một số mẹo liên quan đến công nghệ để người điều hành chuẩn bị sẵn sàng cho các buổi nói chuyện online, đồng thời chia sẻ cách để các nhà lãnh đạo thể hiện biểu cảm tốt hơn, gây được sự chú ý, quan tâm bằng việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực. Chẳng hạn như cách chúng ta ngồi trên ghế sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận chúng ta.
“Nếu bạn chuẩn bị lên tiếng hoặc thuyết trình điều gì khi họp trực tuyến, cách tốt nhất là chỉ ngồi ở phần nửa trước, thay vì toàn bộ chiếc ghế” - Jessica Chen chia sẻ.
Trên thực tế, nhiều người dẫn chương trình truyền hình cũng thường ngồi như vậy khi phát sóng vì nó giúp mở cơ hoành của họ (cơ ngăn giữa lồng ngực và bụng) để có một giọng nói mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Tất nhiên, các lãnh đạo vẫn nên xem trọng nội dung truyền tải hơn là những thủ thuật này. Nhưng nếu thực sự muốn cải thiện chất lượng, hiệu quả của cuộc họp và thể hiện sự tự tin, truyền cảm hứng của một lãnh đạo, việc trau dồi thêm khả năng hiện diện của người điều hành khi làm việc từ xa này là không thể thiếu.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.