Giấc ngủ là một trong những nền tảng kiến tạo cuộc sống khỏe mạnh. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, khi bắt buộc phải đánh đổi một thứ gì, nhiều người lại chọn giảm bớt thời gian ngủ. Ít ai biết rằng, việc thường xuyên ngủ ít hơn 6-7 giờ đồng hồ mỗi đêm có thể phá hủy hệ miễn dịch và gây ra nhiều căn bệnh phổ biến khác.
“Giấc ngủ của bạn càng ngắn, tuổi thọ của bạn càng thấp” - đó là nhận định của Tiến sĩ Matthew Walker, Giáo sư Khoa học thần kinh và Tâm lý học tại Đại học California. Với hơn 20 năm nghiên cứu về lĩnh vực này, Tiến sĩ Walker đúc kết được rằng con người thực sự là loài duy nhất cố tình tự tước bỏ giấc ngủ của mình mà không mang lại lợi ích chính đáng nào (1).
“Mỗi thành phần cấu tạo nên sự khỏe mạnh và cân bằng thân tâm ở con người cùng vô số mối nối của kết cấu xã hội đang bị ăn mòn bởi tình trạng bỏ rơi giấc ngủ đầy tai hại của chúng ta. Sự xói mòn đó nhiều tới mức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giờ đã công bố dịch bệnh mất ngủ ở khắp các nước có nền công nghiệp hóa phát triển. Và không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia có thời gian ngủ giảm đáng kể nhất trong thế kỷ qua (như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Tây Âu) lại chính là những nước đang trải qua sự gia tăng lớn nhất về tỉ lệ mắc các căn bệnh thể chất và rối loạn tâm thần” - Matthew Walker cho biết.
Trong quyển sách Sao chúng ta lại ngủ (Why we sleep), Walker nhấn mạnh vô số lợi ích mà giấc ngủ mang lại. Đối với não bộ, ngủ giúp chúng ta cải thiện khả năng học hỏi, ghi nhớ và đưa ra các quyết định, lựa chọn hợp lý. Nó củng cố sức khỏe tinh thần bằng cách hỗ trợ các mạch thần kinh cảm xúc, cho phép mỗi người điều hướng những thách thức xã hội của ngày hôm sau với một sự bình tĩnh và tỉnh táo.
Đối với toàn bộ cơ thể, giấc ngủ tham gia vào quá trình trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống lại các căn bệnh ác tính, ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh mọi loại bệnh tật. Hơn nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể nhờ điều chỉnh sự thèm ăn, giúp chúng ta lựa chọn những thực phẩm tốt hơn và tránh những thức ăn không lành mạnh. Ngủ liên quan mật thiết đến hệ tim mạch, làm giảm huyết áp trong khi vẫn giữ cho tim ở tình trạng tốt.
Kết quả của hàng nghìn nghiên cứu xoay quanh giấc ngủ đã chứng minh không có bất kỳ chức năng sinh lý nào trên cơ thể không được hưởng lợi từ một đêm ngủ ngon giấc.
Sự đảo lộn về giấc ngủ có thể gây hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, vì vậy chúng ta không thể và không nên xem nhẹ nó. Một số ảnh hưởng của tình trạng mất ngủ được thể hiện qua các nghiên cứu và kết luận sau (1):
Thiếu ngủ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bằng việc để tâm hơn đến giấc ngủ. Trước hết, hãy áp dụng giờ ngủ cần thiết cho từng độ tuổi để cơ thể phát triển tối ưu.
Đảm bảo bản thân luôn ngủ đủ giấc thực sự quan trọng cho sức khỏe tổng thể và là yếu tố tiên quyết để tránh các tác động có hại nêu trên. Tuy nhiên, việc "ngủ nhiều" thường bị đánh đồng với sự lười biếng và không giúp ích cho sự thành công trong cuộc sống. Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian ngủ khuyến nghị theo nhóm tuổi (2):
| Độ tuổi | Giờ ngủ được khuyến nghị |
Sơ sinh | 0-3 tháng tuổi | 14-17 giờ |
Trẻ sơ sinh | 4-11 tháng tuổi | 12-15 giờ |
Trẻ mới biết đi | 1-2 tuổi | 11-14 giờ |
Mầm non | 3-5 tuổi | 10-13 giờ |
Tuổi đi học | 6-13 tuổi | 9-11 giờ |
Thiếu niên | 14-17 tuổi | 8-10 giờ |
Người trẻ | 18-25 tuổi | 7-9 giờ |
Người lớn | 26-64 tuổi | 7-9 giờ |
Người lớn tuổi | 65 tuổi trở lên | 7-8 giờ |
*Trong một số trường hợp, ngủ nhiều hoặc ít hơn một giờ so với phạm vi chung có thể được chấp nhận tùy theo hoàn cảnh của mỗi người.
Để tránh việc trằn trọc vào ban đêm và ngủ không ngon giấc, chúng ta có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây, từ đó tạo ra môi trường tốt nhất để chất lượng ngủ được cải thiện (3), (4):
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sức Khỏe?
Thông tin khoa học về các chế độ dinh dưỡng thiết thực. Kiến thức y học cần biết và cần thiết trong đời sống hằng ngày. Hướng dẫn thực hành Yoga, Thiền, Fitness và những kiến thức giúp bạn có một đời sống thể trạng lẫn tâm trạng bình an